Thứ Hai, 8 tháng 10, 2018

Trẻ bị dị ứng hải sản có ăn yến sào được không? Thử chim và Chọn địa điểm xây nhà nuôi chim yến

Đồ hải sản là loại thức ăn rất bổ dưỡng dành cho trẻ em, nhưng tùy từng người mà sẽ có một số trẻ bị dị ứng với hải sản. Với các bé không thể ăn được hải sản, có thể xem như bé mất đi một nguồn thực phẩm dinh dưỡng quý giá. Do đó, các phụ huynh muốn thay thế hải sản nó bằng một loại thực phẩm dinh dưỡng hơn là tổ yến. Nhưng chúng ta cũng lo lắng là không biết liệu các bé con mình có bị dị ứng với cả yến sào hay không. Hãy cùng tìm hiểu về trẻ bị dị ứng hải sản có sử dụng được yến sào không nhé.  

Yến sào có phải là thực phẩm hải sản





Yến sào gồm có 2 nguồn cung cấp chính, đó chính là yến nuôi và yến tự nhiên. Yến tự nhiên là chim yến làm tổ ở ngoài biển, ở các đảo, ở những nơi có hang đá ẩm ướt và không gian yên tĩnh… Nếu là yến tự nhiên thì xuất xứ có một phần từ biển mà ra. Nhưng yến sào vẫn không phải là hải sản và không có bất cứ một mối liên quan gì với hải sản cả. Do đó, vấn đề trẻ bị dị ứng hải sản và dị ứng yến sào là không phải cùng một vấn đề.

Trẻ nhỏ bị dị ứng hải sản vẫn sử dụng được yến sào


Do hải sản và yến sào không có bất cứ liên quan gì đến nhau nên các vị phụ huynh không cần quá lo lắng chuyện các bé khi ăn yến sào sẽ bị dị ứng (do các bé đã bị dị ứng với hải sản). Do các bé đã mất đi một nguồn dinh dưỡng quý giá từ hải sản rồi, nên các vị phụ huynh cần bổ sung thêm cho các bé những món ăn từ các nguồn dinh dưỡng khác như yến sào chẳng hạn.   Yến sào có rất nhiều tác dụng đối với các bé như tăng cường sức khỏe, bổ sung dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, kích thích tiêu hóa, kích thích não phát triển, giúp trẻ thông minh hơn…

 Nhưng để chắc chắn các bé không bị dị ứng với tổ yến, các vị phụ huynh nên cho các bé dùng thử với lượng yến vừa phải lúc mới bắt đầu sử dụng. Chỉ nên cho các bé sử dụng với một liều lượng rất ít và đợi phản ứng của cơ thể các bé với yến sào như thế nào. Nếu các bé không có phản ứng gì hết thì chúng ta có thể hoàn toàn yên tâm và tăng liều lượng ở những lần chế
biến sau cho trẻ.

Trẻ nào không được sử dụng yến sào?



Chúng ta có thể chia thành 2 nhóm trẻ em không được sử dụng yến sào như sau:

 – Các bé dưới 12 tháng tuổi. Do vào thời điểm này, hệ tiêu hóa của các bé chưa hoàn thiện và đủ cứng cáp nên chưa thể hấp thụ được các thực phẩm có thành phần bổ dưỡng.

 – Các bé bị mắc các bệnh như cảm cúm, nhức đầu, đau bụng do lạnh, đầy bụng, trẻ bị viêm da, viêm phế quản cấm, trẻ bị gầy yếu, cơ thể xanh xao, tỳ vị hoạt động yếu…  Chim yến phù hợp với nhiệt độ không quá nóng, cũng không quá lạnh, khoảng từ 27 – 29 độ C. Một số tỉnh phía Bắc trước đây đã thất bại trong việc nuôi yến vì vào mùa đông lạnh, chim yến không chịu được rét mà chết. Với nhiệt độ quá nóng thì chim yến cũng không thể nào trụ lại được. Chính vì thế, việc chọn địa điểm xây dựng nhà nuôi chim yến là yếu tố cơ bản đầu tiên và cũng là khâu rất quan trọng để bắt đầu tiến hành các bước xây dựng tiếp theo. Hãy cùng tìm hiểu về quy trình thử chim và chọn địa điểm xây nhà yến nhé.





Những lưu ý khi thử chim và chọn địa điểm xây nhà nuôi chim yến

1/ Nên

 – Nên xây ở khu vực xung quanh đã có nhà nuôi yến thành công thì khả năng phát triển của nhà yến sẽ cao hơn.

– Khảo sát chọn lựa địa điểm và môi trường kỹ càng thông qua các thiết bị thử chim chuyên dụng.

  2/ Không nên

 – Không xây dựng gần xí nghiệp, nhà máy, khu dân cư đông đúc ồn ào.

 – Không xây dựng nơi có không khí khói bụi, ô nhiễm sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của nhà yến, khiến tốc độ tăng đàn chậm hoặc tệ hơn là chim không thể làm tổ được.

Quy trình thử chim và chọn địa điểm xây nhà nuôi chim yến đúng


1/ Địa điểm thử chim


Địa điểm thử chim chính là nơi chủ đầu tư sẽ xây dựng nhà yến. Lưu ý: Nơi xây dựng nhà yến phải là nơi có điều kiện thiên nhiên đa dạng, gần ao hồ, sông suối, đồng ruộng, nơi có nhiều cây tầm thấp không ảnh hưởng đến đường bay của chim, đồng thời có quần thể sinh vật đa dạng, là nơi cung cấp nguồn thức ăn thiên nhiên phong phú cho chim yến.





2/ Quy trình thử chim


Thời điểm thử chim tốt nhất vào khoảng thời gian từ 6 giờ sáng đến 10 giờ sáng, chiều từ 16 giờ đến 18 giờ trong ngày. Đây là lúc chim ra ngoài kiếm ăn và trên đường về nhà nên độ chính xác cao hơn.

  Dụng cụ thử chim:

 – Amply.

 – USB tiếng chim thử.

 – Loa.

 – Dây loa, dây nguồn.

  Nhân sự:

 – Chuyên gia kỹ thuật nuôi chim yến

 – Chủ đầu tư

  Cách thực hiện:

– Gắn dây âm ly, nối loa và nguồn điện.

 – Cắm USB tiếng chim thử vào Amply, vặn mức âm thanh phù hợp và tiếng thử chim trong vòng từ 10 phút đến 1 giờ

 – Tùy vào số lượng chim yến bay về mà chuyên gia kỹ thuật đánh giá đây là nơi nhiều chim hay ít chim, khả năng nuôi thành công là bao nhiêu phần trăm. Thông thường, khu vực thử chim cho kết quả từ 10 con chim yến trở lên bay về khi nghe tiếng chim phát trên loa là khu vực đó có thể nuôi được.

 – Kết thúc quá trình thử chim và đưa ra kết luận cuối cùng.  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét