Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2018

Tác động của môi trường đối với việc làm tổ của chim yến

  Yến sào là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe. Chim yến hay làm tổ tại các hang đảo hoặc làm tổ tại các nhà nuôi chim yến. Có rất nhiều ảnh hưởng đến việc làm tổ của chim. Một trong những yếu tố quan trọng là môi trường.

Nhiệt độ ảnh hưởng đến vùng sinh sống





Ở Việt Nam, chúng ta có 2 vùng khí hậu. Miền Bắc có mùa đông lạnh và ẩm, điều kiện này không thuận lợi cho chim yến sinh sống. Vào cuối mùa xuân và mùa hè sẽ có một số chim bay về trú ở. Hiện nay, cũng có nhiều mô hình nuôi yến tại các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ, nhưng vào cuối năm 2016 và đầu 2017 có đợt lạnh kỷ lục làm chim không kịp di cư đã chết hàng loạt trong nhà yến. Sau đợt lạnh qua đi, chim không hiểu từ đâu hay di cư từ đâu lại tiếp tục quay về các nhà yến và tiếp tục sống làm tổ? Đây cũng là câu hỏi khó làm đau đầu các chuyên gia nuôi yến suốt thời gian này. Ở miền Nam chỉ có mùa mưa và mùa khô nên rất thuận lợi cho chim sinh sống nên số lượng có nhiều. Những năm có nhiệt độ từ tháng 12 đến tháng 1 xuống thấp hơn 18 độ C thì chim làm rất chậm làm tổ.

Lượng mưa ảnh hưởng đến sản lượng của tổ


Mưa là điều kiện lý tưởng cho các loài thực vật sinh trưởng tốt, côn trùng sinh sống phát triển, tăng lượng mồi cho chim ăn. Khi có nguồn thức ăn dồi dào, chim sớm tích lũy năng lượng đầy đủ, thành thục sinh sản. Thức ăn là yếu tố đóng vai trò quyết định đến thời điểm sinh sản sớm hay muộn và sản lượng tổ yến.

Gió ảnh hưởng đến tốc độ làm tổ của chim


  Tốc độ gió ảnh hưởng đến việc làm tổ. Gió lớn chim phải bay nhiều và mạnh hơn để bắt mồi, vì công trùng bị gió phân tán, chim dễ bị đói vì năng lượng sản sinh ra không đủ bù đắp năng lượng mất đi. Gió từ cấp 6 trở lên làm chim ngưng làm tổ. Trong khu vực chim ở bị gió bão mưa lớn, chim sẽ tự điều chỉnh thời điểm đi kiếm mồi ăn như đi sớm hơn hay chờ lúc gió bão hay mưa suy yến và về nơi ở sớm hơn khi thời tiết thuận lợi.





Khí hậu ảnh hưởng đến chim sinh sống cùng chất lượng tổ


Trong nơi ở của chim yến, nếu hàm lượng oxy chỉ có 14 – 15%, độ ẩm thấp dưới 60% thì số chim sẽ ít đi, tổ sễ bị rộp chân và dễ bị rơi. Nếu hàm lượng oxy 19 – 20%, số chim ở và làm tổ sẽ tăng nhiều hơn, độ ẩm cao trên 65% giúp yến sào dính chắc chắn hơn. Giữa nhiều kiểu mẫu nhà yến như vậy thì việc chọn nhà nào là việc không hề đơn giản. Đây cũng được coi là nguyên nhân dẫn tới thất bại của rất nhiều nhà nuôi yến khi không chú ý đến khí hậu, thổ nhưỡng của từng vùng miền mà chọn sai kết cấu nhà.

Thiết kế nhà nuôi yến theo vùng miền


– Miền Bắc: Thiết kế nhà chim phù hợp với khí hậu bốn mùa. Có các hệ thống làm mát cũng như sưởi ấm khi cần thiết.

 – Miền Trung (ven biển): Thiết kế nhà chim phải đảm bảo thông thoáng, nhưng hạn chế được gió lùa thẳng vào nhà. Vì các vùng ven biển thường xuyên có bão, lượng gió trung bình rất nhiều và mạnh.

 – Miền Trung – Tây Nguyên: Kiến trúc nhà chim phải đảm bảo thoáng mát. Miền Trung Tây Nguyên chịu ảnh hưởng lớn của gió Lào, nóng bức và kèm theo độ ẩm cao. Chính vì thế, thiết kế của những nhà chim nơi đây phải đặc biệt chú ý đến hệ thống tạo ẩm và tường vách thông thoáng.

 – Miền Nam: Địa tầng yếu nên chọn các vật liệu nhẹ, bền để giảm tải sức đè nặng lên nền móng.  

Thiết kế nhà nuôi yến theo thời kỳ





– Qua mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn cần cải tiến thiết kế nhà yến cho phù hợp. Không nên sao chép những nhà yến trước đây (mặc dù rất thành công) để áp dụng cho nhà nuôi chim yến hiện tại của mình.

 – Thiết kế mô hình nuôi yến tuy khó mà dễ. Khó ở chỗ khi người nuôi không hiểu được đời sống chim Yến cũng ngày càng nâng cao và đòi hỏi về môi trường sống cũng vậy. Dễ ở đây chính là chỉ cần tìm hiểu được chim yến cần gì và muốn gì để mà có sự thiết kế cải tiến phù hợp cho chim yến qua từng thời kỳ, chắc chắn nhà yến sẽ thành công.

 – Yến thời xưa ở hang động, vách núi dần dần di chuyển vào đất liền ở nhà hoang, ở gầm cầu, ở những công trình nhà cao tầng bỏ hoang, ở những rạp hát… Con người dần tìm hiểu, nghiên cứu và xây những căn nhà chuyên biệt chỉ để dẫn dụ yến về ở và làm tổ. Vì thể, ta có thể thấy càng về sau nhà yến càng được nâng cấp và an toàn hơn cho chim yến. Nhà nuôi yến căn sau phải tối ưu hơn căn trước về mọi mặt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét