Thứ Hai, 8 tháng 10, 2018

Thiết kế và lắp đặt hệ thống tạo mùi nhà nuôi chim yến và những rủi ro từ việc nuôi chim yến

Qua phần trước, chúng ta đã được tìm hiểu về các loại chất tạo mùi trong nhà nuôi chim yến. Hôm nay, sẽ cùng bạn tìm hiểu thêm về các cách tạo mùi và quy trình thực hiện việc tạo mùi trong nhà nuôi chim yến.  

1/ Sử dụng TCV 7000 60 lít




Ưu điểm:

– An toàn và dễ sử dụng.

 – Đưa mùi đều về các phòng trong nhà nuôi yến.

 – Với thiết kế quạt được đóng trên thân TCV 7000 giúp cho khả năng khuếch tán mùi được mạnh hơn.

– Trọng lượng nhẹ, dễ dàng lắp đặt, vận chuyển. Trong mỗi thùng TCV 7000 đều được gắn một chiếc phao cơ, TCV 7000 được kết nối trực tiếp vào nguồn cấp nước. Khi nước trong TCV 7000 cạn chạm đến phao cơ thì nguồn sẽ tự ngắt để đảm bảo máy không bị hư. Việc này giúp cho nước trong thùng luôn được giữ ở mức cần thiết và đảm bảo máy móc luôn an toàn.

2/ Sử dụng hệ thống máy phun sương gà TL5500


  Tận dụng máy phun sương gà tạo ẩm để phun dung dịch tạo mùi cho nhà nuôi chim yến.

  Cách thực hiện:

 – Hòa dung dịch với lượng phù hợp cho từng diện tích, đổ vào thùng chứa nước của máy phun sương TL5500. Máy phun sương gà sử dụng phương pháp li tâm đánh nhuyễn nước thành các hạt sương mịn, giúp hơi sương hòa vào không khí một cách tốt nhất.

 – Tuy nhiên, nhiều trường hợp máy phun sương gà TL5500 bị hư hỏng vì tắc nghẽn hệ thống ống dẫn hơi sương do các loại hóa chất tạo ra. Chính vì vậy, chủ nhà chưa có kinh nghiệm không nền dùng phương pháp này, thay vào đó sử dụng các hệ thống chuyên biệt để tạo mùi bầy đàn cho nhà yến.

3/ Sử dụng chậu nhựa để tạo mùi bầy đàn




Ngoài TCV 7000 và máy phun sương gà để tạo mùi thì các chủ đầu tư cũng có thể tạo mùi bầy đàn cho chim yến bằng các chậu hỗn hợp mùi được pha chế phù hợp với tùy diện tích từng nhà nuôi chim yến. Cách thực hiện: Đặt chậu nhựa được pha chế các loại mùi theo tỷ lệ phù hợp (tùy thuộc vào diện tích nhà yến lớn hay nhỏ) ở khoảng giữa phòng chim yến, dùng các thiết bị đánh bọt tự động để mùi hỗn hợp bay lên tự nhiên.

Đây là phương pháp khá tiết kiệm chi phí cho chủ nhà yến và hiệu quả cũng không thu kém bất cứ phương pháp tạo mùi nào khác. Ngoài ra, để mùi nhà yến đạt được hiệu quả tốt nhất, chúng ta nên khử mùi xi măng, bê tông bằng các loại rau, củ, quả có tính khử tốt như chanh, dứa… Cách làm này vừa có thể khử mùi nhà nuôi yến, vừa có thể dẫn dụ côn trùng làm thức ăn cho chim yến

Rủi ro về mặt khách quan


Có thể nói, đầu tư kinh doanh vào bất cứ ngành nghề nào cũng đều tiềm ẩn rủi ro. Đầu tư vào xây dựng nhà yến cũng vậy, là nghề mang lại lợi nhuận khá lớn nhưng cũng không tránh khỏi được những rủi ro khách quan như thiên tai, động đất, lũ lụt, hỏa hoạn, biến động chính trị, các điều luật mới ảnh hưởng trực tiếp đến lĩnh vực kinh doanh…

Rủi ro về mặt chủ quan


Ngoài các rủi ro mang tính khách quan thì một số rủi ro mang tính chủ quan cũng luôn tiềm ẩn xung quanh các công trình nhà yến. Đây là loại rủi ro thường do chính tác động của con người gây ra, nguyên nhân chính của loại rủi ro này thường do các yếu tố sau:






Thứ nhất: Nóng vội. Một số chủ đầu tư nuôi chim yến đã không tìm hiểu kỹ về nghề nuôi yến mà chỉ nhìn vào lợi nhuận, họ quá kỳ vọng vào một mức doanh thu cao hoặc lợi nhuận thu về trong một thời gian ngắn nên khi chim yến vẫn đang trong quá trình thăm dò, hay chưa đến mùa sinh sản mạnh, thời tiết xấu, không ổn định, họ thường hay tự ý thay đổi bố trí nhà yến, thay đổi tiếng chim, thường xuyên ra vào nhà yến gây động, khiến chim yến không còn cảm giác an toàn trong ngôi nhà của mình. Dần dần chúng sẽ tìm một nơi khác an toàn hơn để trú ngụ.

  Thứ hai: Kỹ thuật xây dựng. Rủi ro phổ biến nhất và gậy hậu quả nghiêm trọng nhất chính là kỹ thuật xây dựng không chuyên sâu. Một số chủ đầu tư kiến thức còn nhiều hạn chế và tâm lý tiết kiệm chi phí, chính là cánh cửa cho những kỹ thuật chất lượng kém nhưng giá rẻ bước chân vào ngành xây dựng nhà yến. Hậu quả của những công trình kiểu này là việc sửa chửa không ngừng các công trình nhà yến. Những đơn vị xây dựng tay nghề kém này không biết rằng phần xây dựng lắp đặt chỉ là phần căn bản, là kiến thức phổ thông, chiếm 50% tỉ lệ thành công. Khi gặp trường hợp phát sinh như chim vào ít, tỉ lệ ở không đạt, đã tắt máy tạo ẩm nhưng độ ẩm vẫn quá cao, gỗ bị móc… thì chính kinh nghiệm mới là điểm mấu chốt để khắc phục.

  Thứ ba: Nguồn vốn đâu tư. Nguồn vốn đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp và to lớn đến toàn bộ quá trình xây dựng cũng như vận hành nhà yến. Có những chủ đầu tư vì quá kỳ vọng vào lợi nhuận đem lại của nghề nuôi chim yến nên đã đi vay mượn, cầm cố và thế chấp tài sản để xây dựng một căn nhà chim mà quên rằng trung bình sau 1 năm từ khi bắt đầu đưa nhà yến vào hoạt động mới bắt đầu có thu hoạch. Trong một năm chưa có nguồn thu, các chủ nhà yến đã lao đao vì thâm hụt nguồn vốn nặng nề. Chính vì vậy, có thể coi nguồn vốn chính là một loại rủi ro gây hậu quả rất nghiêm trọng.

  Thứ tư: Hiểu biết về chim yến. Thiếu hiểu biết về chim yến chính là nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong việc chăm sóc và vận hành nhà yến vì không nắm rõ được các tập tính sống, sinh sản… Với nhà yến ở những vùng mật độ chim thưa, lượng chim trung bình thấp, hay khu vực nhiều chim nhưng cũng đã có quá nhiều nhà nuôi yến thì việc đầu tư một nhà yến mới sẽ khiến sức cạnh tranh cao hơn cũng như mang lại rủi ro cao hơn.

  Thứ năm: Vấn đề quản lý. Vấn đề quản lý nhà yến là việc rất quan trọng. Sau khi đưa nhà yến vào hoạt động, phần theo dõi tiến triển, theo dõi hoạt động máy móc, điều chỉnh hệ thống hoạt động tự động cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nếu thiếu hiểu biết về máy móc cũng sẽ dẫn đến nhà yến thất bại. Dựa vào các đặc điểm nêu trên, chúng ta có thể thấy được việc quản trị rủi ro trong xây dựng nhà yến là quan trọng như thế nào. Để giảm thiểu rủi ro một cách tốt nhất, các chủ đầu tư cần chuẩn bị tốt mọi mặt trước và trong khi đầu tư vào các công trình nhà nuôi chim yến. Đặc biệt cần tìm hiểu kỹ càng các kiến thức về xây dựng, chăm sóc và cải tạo, nâng cấp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét