Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2018

Cách giảm chi phí đầu tư và phương pháp nuôi yến hiệu quả nhất

Ngày nay, mô hình nuôi yến tại nhà không còn xa lạ nữa và đặc biệt đã rất thành công tại những tỉnh miền Trung, đặc biệt là nuôi yến tại Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Quảng Ngãi và khu vực Đông Nam Bộ. Thế nhưng, đa phần những người nuôi yến hiện nay ít nắm bắt được hết những kỹ thuật nuôi yến một cách rõ ràng, đa số chỉ là những kỹ thuật "chắp vá" được, do đó những dịch vụ tư vấn nuôi yến là rất cần thiết.  

Thứ Nhất: Khảo sát vị trí, khu vực và hoạch định đầu tư.




1. Trước hết ta phải khảo sát vị trí, khu vực nơi Chim yến đi ăn, ở & đường bay của chúng (rất quan trọng), không thể làm qua loa đại khái mà phải nghiên cứu chuyên sâu và để có được yến sào. 2. Sau khi đã khảo sát và chọn địa điểm lý tưởng chúng ta sẽ đưa ra quyết định đầu tư cho căn nhà Yến. Đầu tư lớn hay nhỏ tùy thuộc vào nơi có Chim yến nhiều hay ít…Khi đầu tư căn nhà có tầm quy mô phải thiết kế sao cho phù hợp từng tầng, phòng. Phải nghiên cứu kỹ lỗ cho chim vào và vòng lượn hợp lý. 3. Nhà có DT 50m2 trở lên, nhà nuôi yến đô thị phải bằng hoặc cao hơn nhà xung quanh, phải có chuồng cu cho yến lượn, nhà vùng quê thì điệu kiện tốt cho chim bay lượn hơn. 4. Nhà tận dụng cải tạo lại hoặc nâng tầng để nuôi, người bên công ty đến khảo sát thực tế, hướng dẫn cách làm cụ thể, chừa lổ thông thoáng đúng qui cách, và kiểm tra hướng chim ra vào theo đúng qui trình tự nhiên thích hợp điều kiện chim yến làm tổ.

 (Ví dụ: tầng trệt để làm văn phòng, tầng trên để nuôi chim yến.) 5. Tóm lại: muốn làm hoặc xây dựng nhà yến quy mô, tốt nhất phải chọn địa điểm lý tưởng, điều kiện cũng như môi trường sống của chim yến, số lượng đã khảo sát, nguồn dự trữPhải nghiên cứu và tham khảo trước khi quyết định làm nhà Yến. Không được bỏ qua những yếu tố nhỏ cho bất kỳ công đoạn nào. 6. Đặc điểm của mỗi vùng sẽ khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm vì thế phải thiết kế phụ thuộc vào điều kiện của mỗi vùng. Ví dụ: khu vực có nhiệt độ 28 -> 30 độ C thì phải chọn vật liệu và thiết kế phù hợp. 7. Lưu ý nhiệt độ, độ ẩm, không khí trong nhà Yến.

 Hệ thống thông gió của mỗi tầng cũng khác nhau. Đối với từng tầng ta có những thiết kế khác nhau tạo môi trường cực tốt cho Yến. 8. Vị trí và xung quanh ngôi nhà có lý tưởng? cách bảo quản cũng như bảo vệ nhà yến có nguy cơ không? Ví dụ: con người(trộm cắp) hoặc môi trường xung quanh. Đặc biệt các loài nguy hiểm như: chuột, gián, kiến, cú mèo, rắn…là những kẻ thù nguy hiểm cho Chim yến. 9. Thức ăn của vùng đó…xong phải thiết kế từng chi tiết một, không bỏ qua bất cứ công đoạn nào, thiết kế cho phù hợp và đầy đủ, nhớ không được áp dụng từ vùng này cho vùng khác.

Thứ Hai: Thiết kế xây dựng nhà nuôi yến


Với việc thiết kế nhà nuôi Yến, chúng ta không cần phải bỏ ra số tiền đầu tư lớn mới mang lại căn nhà chắc chắn, mà sự lựa chọn thông minh chính là tìm cách sao cho chi phí đầu tư thấp nhưng mang lại hiệu quả tối đa, đó mới là xây dựng việc nuôi yến bước đầu thành công. Các kiểu mẫu nhà nuôi yến hiện nay rất đa dạng như nhà ở cải tạo thành nhà yến, nhà trệt, nhà cấp 4, nhà cao tầng, xây tường 20cm, tường 10cm, đổ bê tông vĩnh cữu, lợp mái tôn chống nóng,... Tùy từng người có điều kiện kinh tế từng gia đình, từng vùng miền, từng điều kiện khí hậu mà ta có thể xây dựng những nhà yến khác nhau để phù hợp với túi tiền của mình và đảm bảo được đầy đủ các yếu tố kỹ thuật như nhiệt độ , âm thanh, ánh sáng, độ ẩm.....

 Đây là điều kiện tiên quyết quyết định việc nuôi yến có thành công hay không, vì vậy, nếu xây dựng một nhà nuôi yến trong nhà đúng kỹ thuật thì chắc chắn sẽ thành công và ngược lại. Do đó trước khi bắt tay vào việc xây dựng bạn cần được các chuyên gia tư vấn nuôi yến tư vấn 1 cách cụ thể, chi tiết dựa trên điều kiện cụ thể của mình.





Thứ Ba: Điều Kiện Trong Nhà Yến Phải Đạt Tiêu Chuẩn:


Điều kiện trong nhà yến đạt tiêu chuẩn là như thế nào.

  1) Một bộ âm thanh hiệu quả:   Cả âm thanh trong và ngoài đều rất cần thiết để thu hút chim đến và ở lại nhà bạn. Nếu có thể, bộ sưu tập âm thanh của bạn nên có ít nhất 5 đến 10 âm ngoài và 3 âm trong hiệu quả. Đối với âm ngoài, lời khuyên của tôi là bạn nên có những âm sau: Marvellous Cloud, King Kong, Super 208, Black Cloud, và Pukau. Đối với âm trong, bạn nên có SuperBabyKing, Baby King, Super Colony.

2) Độ tối của phòng làm tổ:
Độ tối đạt chuẩn là khi bạn không thể nhìn thấy người bên cạnh ở khoảng cách 0.5m.
Bạn không cần phí tiền để mua các thiết bị đo sáng đắt tiền. Hãy đứng cách xa người bên cạnh 0.5m và xem bạn có nhìn thấy anh ta không. Nếu bạn không nhìn thấy thì độ tối đó là quá đủ cho nhà yến.

  3) Độ ẩm: Độ ẩm cần cho nhà yến nằm trong khoảng 85 – 95% Rh. Cố gắng duy trì độ ẩm bên trong nhà bạn nằm trong khoảng này bằng các thiết bị điều khiển tự động bằng cảm biến. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thiết bị như vậy. Trước hết, hãy tập trung vào phòng VIP, nơi sẽ thu hút chim yến đến ở đầu tiên.

  4) Tạo mùi cho nhà yến: Đối với nhà yến mới, bạn cần tạo mùi bầy đàn trong nhà để lũ chim cảm thấy đây là nơi thân thiện, an toàn để ở lại. Tốt nhất là sử dụng mùi Mutiara.

  5) Cung cấp tất cả những gì mà lũ chim thích để kích thích chim yến làm tổ Lắp đặt ít nhất 100-150 loa phát tiếng trong mỗi tầng Lắp đặt ít nhất 100 tổ giả. Phun Super Pheromone mỗi tháng Lắp đặt thêm ít nhất 100 góc 90* cho mỗi tầng Lắp đặt 2 loa chùm và 4 loa diều mỗi tầng Lắp đặt hệ thống loa dẫn dụ để kéo lũ chim vào sâu tận bên trong phòng VIP.

  6) Theo dõi sự phát triển của đàn yến: Hãy nhờ một chuyên gia hướng dẫn cho bạn điều này hoặc hợp tác với một bên thứ ba đáng tin cậy để họ thực hiện kiểm tra định kỳ cho bạn.Những dấu hiệu bất thường có thể được phát hiện và khắc phục sớm nhất, mang lại hiệu quả cao cho nhà yến của bạn.

  7) Tiêu diệt thiên địch: Bạn cần hạn chế tối đa sự tấn công từ chim cú, thằn lằn, chuột, gián, kiến, nhện, chim cắt, rắn, quạ,… Khi đàn yến trong nhà bạn đã trở nên đông đảo cũng chính là lúc nhà yến của bạn phải đối diện với thiên địch. Nếu không cẩn thận, khả năng đàn yến của bạn đi mất là có thể. Hãy cố gắng học hỏi kinh nghiệm những người đi trước để đối phó với chúng và không ảnh hưởng đến đàn yến trong nhà Nuôi chim yến là một ngành nông nghiệp tương đối ổn định, mang lại thu nhập cao. Một kg yến sào thô hiện nay trên thị trường có giá bán lẻ dao động từ 25 đến 35 triệu đồng. Một nhà yến thành công, sau 8 đến 10 năm, có thể mang đến nguồn thu nhập thụ động trên 500 triệu đồng mỗi tháng. Tổng thu nhập từ một nhà yến thành công trong một chu kỳ 20 năm có thể lên đến trên hàng trăm tỷ đồng.

Vậy để đầu tư nuôi yến chúng ta bắt đầu từ đâu ?



Để đầu tư nuôi chim yến, chúng ta luôn cần phải chuẩn bị 1 khoản chi phí cho xây dựng và cơ sở hạ tầng kỹ thuật dẫn dụ chim yến.

1/ Chi phí về đất đai:


Để mang lại hiệu quả thì diện tích đất để xây dựng nhà yến tối thiểu là 100m2, kích thước các nhà yến hiện nay được xây dựng ở Việt Nam mang lại sản lượng cao là 5×20 m, 6x21m, 7x15m đến 10x20m, ngoài ra cũng có những nhà yến được đầu tư quy mô lớn như 20x30m hoặc lớn hơn. Ngoài ra, đặc tính của chim yến thường bay lượn xung quanh nhà yến nên khi xây dựng nhà yến tốt nhất cách xa khu dân cư hoặc nếu không cần có khoảng trống xung quanh cách 10m (không có vật cản) để chim yến bay. Có thể tạm tính diện tích đất tối thiểu 1000 m2 đất ở nông thôn và các chi phí liên quan là 300.000.000 đồng

2/ Chi phí xây dựng phần thô công trình:


  Thường dao động từ 2.000.000 đến 2.500.000 / m2, chưa kể phần móng cọc. Đây cũng là thành phần lớn nhất trong cơ cấu chi phí. Như đã đề cập ở trên, để đáp ứng kỹ thuật và mang lại hiệu quả nuôi yến tốt nhất. Riêng nhà yến: diện tích sàn tối thiểu là 100m2, chiều rộng tối thiểu là 5m, chiều dài tối thiểu là 20m, chiều cao tối thiểu là 10m (tương đương nhà 1 trệt, 2 lầu và 1 chuồng cu). Hình thức xây dựng là nhà đúc kiên cố để đảm bảo điều kiện môi trường bên trong cũng như tuổi thọ công trình, đảm bảo nguồn thu nhập bền vững cho nhà đầu tư.





3/ Chi phí kỹ thuật:


Bao gồm toàn bộ vật tư, thiết bị, hóa chất trang bị cho nhà yến, phí tư vấn, phí nhân công lắp đặt,… Thông thường, chi phí này vào khoảng 700.000/m2 đến 1.500.000/m2, tùy vào diện tích lắp đặt, chất lượng vật tư – thiết bị, mô hình kỹ thuật, đơn vị thi công… Việc chọn đúng mô hình kỹ thuật, đơn vị tư vấn – thi công quyết định trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của nhà yến. Chi phí giá sàn trên thị thường có giá là 1.200.000 đồng/ m2 cho mô hình nhà yến từ 300 m2. Diện tích lắp đặt càng lớn thì chi phí kỹ thuật càng giảm và ngược lại.

4/ Chi phí vận hành:


Bao gồm điện, nước, internet, nhân công… phục vụ cho nhà yến. Đặc thù, mô hình nuôi chim yến là một mô hình đã được tự động hóa hoàn toàn, sử dụng ít nhân công, chủ yếu làm công tác kiểm tra định kỳ, thu hoạch và bảo vệ an ninh bên ngoài. Các chi phí này gần như không đáng kể so với tổng chi phí đầu tư cũng như hiệu quả kinh tế mà mô hình này mang lại. Trong 4 khoản chi phí nêu trên, các khoản 1, 2, 3 là các chi phí cố định, chỉ cần đầu tư một lần từ ban đầu. Như vậy, tổng chi phí đầu tư ban đầu cho một nhà yến khoảng 300m2 sàn nuôi bao gồm:

 1/ Chi phí đất đai: 300.000.000 20.55%

 2/ Chi phí xây dựng: 800.000.000 54.79%

 3/ Chi phí kỹ thuật: 360.000.000 24.66%

 Tổng cộng: 1.460.000.000 100.00%

 Như vậy là chúng ta đã bước đầu chuẩn bị xong chi phí để xây dựng nhà yến. Tuy nhiên, để nuôi chim yến thành công thì chúng ta cần phải nắm vững kiến thức kỹ thuật nuôi yến.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét