Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2018

Những lưu ý khi xây dựng phần thô và Khả năng thu hút chim của nhà nuôi chim yến 

  Xây dựng phần thô là một trong những bước đầu hết sức quan trọng, có thể coi đây là nền móng đầu tiên tạo nên sự thành công của nhà nuôi chim yến sau này.Xây dựng phần thô phải đúng quy cách, kỹ thuật và phù hợp.  

Khí hậu




Vùng nuôi chim yến nên là vùng nóng, có nhiệt độ trung bình trên 27 độ C. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm một số nước như Thái Lan, Indonesia, Malaysia… thì nhà yến được chia hai vùng: vùng nhiệt độ cao trên 27 độ C và vùng nhiệt độ thấp (dưới 26 độ C). Nhiệt độ không khí trung bình hàng ngày là quan trọng nhất trong môi trường sống vĩ mô của yến dù ở cao nguyên, đồng bằng, vùng trung gian hay vùng lạnh.

Khuôn viên:


Khuôn viên nên rộng rãi, xung quanh có nhiều ao hồ và nhiều cây xanh. Độ rộng của khuôn viên cũng ảnh hưởng đáng kể đến kết cấu nhà nuôi yến, sân càng rộng thì càng có nhiều không gian cho chim yến bay lượn và càng dễ dàng trong việc xây dựng cũng như tối ưu hoạt động của nhà nuôi yến sau này. Nếu không gian bay lượn cho chim yến không quá rộng thì có thể làm thêm tầng. Một nhà yến có năng suất tốt nhất có thể đạt sản lượng 1 – 1,5 Kg tổ/10 m2.

Môi trường sống:


Môi trường sống càng nhiều yếu tố tự nhiên càng tốt và phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về nhiệt độ, không gian bay lượn, nguồn thức ăn phong phú, đồng thời không quá ồn ào, náo động.

Kết cấu nhà ra sao ?


Căn cứ vào khu vực: vùng sông nước, vùng cao nguyên, vùng lạnh, hay các khu ngoại ô thành phố… mà thiết kế nhà có kết cấu cho phù hợp, đảm bảo được khả năng chịu lực ở những vùng đất không ổ định hoặc giảm tải lực ép của nhà khi ở các vùng có nền móng yếu… Ngoài ra cần chú ý đến hướng nhà, hướng gió lùa để xác định kích thước độ cao, bề rộng của ngôi nhà yến. Chú ý, dù có ở vùng khí hậu nóng (trên 27 độ C) hay vùng khí hậy lạnh (dưới 26 độ C) thì kết cấu nhà yến cần đảm bảo nhiệt độ trong nhà đạt mức tiêu chuẩn từ 27 đến 29 độ C. Vùng trung gian và vùng có nhiệt độ biến động nhiều thì cần có sự tính toán kỹ càng trong kết cấu xây dựng, nếu không, theo thời gian không những chim yến không tăng đàn mà còn giảm số lượng đáng kể

. – Cấu trúc bên trong nhà yến khu vực 27 độ C:

 + Phòng nên ngăn, kích thước 3,5 x 4m hoặc lớn hơn 4 x 4m, chiều cao tối thiểu là 3m, tối đa là 4m. Độ dày tường nhà từ 20 – 25cm, mặt tường tô xin măng nhám. Nếu phòng quá rộng, quá cao bên trong sẽ mát nhưng chim yến bay không an tâm (chim yến thích kín đáo và bóng tối)  

 + Mái nhà lợp ngói hoặc bằng bê tông, góc nghiên mái 30 – 40 độ, trần trên cùng đóng la-phông hoặc đổ bê tông kiên cố.

 + Thanh khung gỗ dày 2 – 3cm, rộng 15cm.

 + Hệ thống gió để nhà không bế khí sinh tử khí.

  – Cấu trúc nhà yến ở nhiệt độ thấp hơn 26 độ C:


 + Kích thước phòng tối đa 4 x 4m, chiều cao tối thiểu 2,5m, tối đa 3m.

 + Mái bằng tole kẽm có xốp cách âm cách nhiệt cấu trúc độ dốc. Đóng la-phông cách âm cách nhiệt hoặc đổ bê thông kiên cố.

 + Thanh khung gỗ dày 3cm, rộng 20cm.

 + Đối với nhà tầng, tầng trên phải cao hơn phần dưới. Sau 1 năm có cả trăm con, rồi thoáng vài năm có cả ngàn con, rồi vài và chục ngàn con, thu hoạch trên chục kg mỗi tháng. Đây là một nhà yến phồn thịnh, chủ nhà yến hạnh phúc, thu hồi vốn nhanh và tận hưởng cái giàu do chim yến mang lại. Cũng có rất nhiều nhà yến lại không được như vậy và rơi vào hoàn cảnh sau 2-3 năm có vài trăm con nhưng rồi không tăng đàn hoặc tăng rất chậm. Vậy những lý do hay yếu tố gì thu hút chim yến của nhà yến.

1. Vùng chim yến hoạt động tốt, môi trường tự nhiên cung cấp nguồn thức ăn dồi dào ,phong phú







Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu để quyết định nhà yến có dân số chim yến tăng nhanh hay chậm và nhiều hay ít, cũng như quyết định đến 1 làng nuôi chim yến có phồn thịnh hay thất bại ? Vùng chim yến hoạt động, được hiểu là: (a) Ở khu vực có nhiều nhà nuôi chim yến như vùng Tam Thôn Hiệp, Cần Giờ, Tp. HCM, thị xã Gò Công, khu lấn biển Rạch Giá. (b) Ở khu vực chim đến săn mồi côn trùng. (c) Ở khu vực nằm trên đường bay của chim yến. Yếu tố (a) và (b) là quyết định nhiều đến sự tăng dân số chim yến, yếu tố (a) không có tính quyết định tạo nhà yến phồn thịnh nhanh bằng yếu tố (b) là vì tính thích bày đàn đông vui của chim yến tơ và tính hấp dẩn đồng đều của nhiều nhà yến cạnh tranh trong một khu vực chia nhỏ lượng chim yến tơ vào nhà yến. Nhà yến mới xây dựng tại các vùng có nhiều nhà nuôi chim yến buộc phải chịu sự tranh giành lôi kéo chim yến từ những nhà yến cũ.

Nhà yến mới dù thỏa mãn đủ các yếu tố kỹ thuật, trong 1,2 năm đầu chim vẩn về ở ít và tăng chậm. Nhà yến cũ có sức thu hút tốt hơn nhà yến mới và cộng thêm tính thích bày đàn, chim yến tơ khi tìm nơi cư trú mới thường chọn những nhà yến có nhiều chim đang sinh sống. Nhà yến mới có sức thu hút nhiều chim yến đến, lúc nào cũng có chim đến thăm viếng, quần đảo, ra vào nhưng khi sẫm tối thì tản ra nhà ai về nhà nấy. Chim yến tơ cần nơi trú ở thì vào những nhà yến cũ gần đó theo tính thích bày đàn đông vui, rất ít số chim mới này chịu vào nhà yến mới ở. Nhà yến mới, những tháng đầu chim vào ở ít, khi đã được vài chục chim ở thì chính nhờ tính bày đàn này sẽ thu hút giúp số lượng chim về ở tăng nhanh hơn. Nhà yến mới nằm trong khu vực chim yến nhiều nơi đến săn mồi côn trùng thì khả năng thu hút chim về ở nhanh ngay trong những tháng đầu. Nhiều đàn chim yến đến săn tìm côn trùng ăn no, chim yến tơ vào thăm dò và có nhiều khả năng ở lại, số nhà yến ít, số lượng chim tơ đến nhiều thì khả năng chim vào ở lại nhiều hơn.

 Vùng chim đến hoạt động săn mồi là vùng rừng cây bụi, rừng trồng bạch đàn, keo tràm… và theo vùng khí hậu.   (a) Vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới nóng ẩm từ Đà Nẳng vào các tỉnh miền Nam, chim đến thường xuyên quanh năm, nhà nuôi chim yến ở đây dân số chim yến sẽ tăng rải trong năm. (b) Vùng từ Huế ra tới các tỉnh phía Bắc như Hải Phòng, Ninh Bình, Nam Định. Dân số chim yến tăng theo mùa bùng phát sinh sôi nẩy nở của côn trùng sau thời gian ngủ đông lạnh rét, chim yến bị cuốn hút đến rất nhiều và nhanh hơn vùng (a). Vùng hoạt động của chim yến cũng thay đổi theo mùa và từng khu vực. Khu vực có sông lớn, nhiều ao, hồ sẽ giúp tạo ẩm độ cao luôn trên 60%, cây bụi luôn luôn sinh trưởng, côn trùng ẩn nấp sinh sống, sản sinh nhiều. Ở vùng ít sông ao hồ vào mùa nắng khô hạn, cây bụi không sinh trưởng, không có lá non làm thức ăn, côn trùng sản sinh ít, các nhà yến ở đây có sức tăng đàn theo mùa mưa/nắng chậm, ít. Tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa làm thay đổi vùng hoạt động săn mồi.

Các làng yến Việt Nam chưa xảy ra tình trạng này. Con số 200.000 nhà yến ở Indonesia và 60.000 nhà yến ở Malaysia, thực chất chỉ 60-65% là đang khai thác có hiệu quả, số nhà nuôi chim yến còn lại là những làng chim yến thất bại. Đã thấy 5-6 làng yến xây từ những năm 1960-2000 ở đây bị thất bại. Cách Jakarta khoảng 50-60 km về hướng nam, có làng chim yến Serpong, cạnh ngôi đền thờ Thần Cua, có khoảng trên 70 nhà yến, xây dựng từ năm 1996, sau năm 2006 được đánh giá là hoàn toàn thất bại, chỉ vài căn nhà có chim về ở nhưng chỉ có vài chục đến vài trăm con. Ở Thị Xã Mentakab, Pahang cũng là một điển hình cho một làng chim yến của Malaysia bị thất bại Những căn nhà yến này nằm trong khu vực bị đô thị hóa quá nhanh, chủ đầu tư và những người làm kỹ thuật không tiên lượng được.

 Trong vòng bán kính 30 km, gần như đã đô thị hóa hết chỉ còn vài mãng cây bụi, cây nông nghiệp. Ở Việt Nam, có hơn 3.500 nhà yến, có 3 trung tâm nuôi chim yến tập trung lớn, vùng Tam Thôn Hiệp, Cần Giờ, TP.Hồ Chí Minh, Khu lấn biển Rạch Giá và Thị Xã Gò Công… Trong tương lai sau năm 2030 những nhà nuôi chim yến nằm trong các quận nội ô của TP. HCM dễ bị vướng vào tình trạng này, các vùng chung quanh bị đô thị hóa, chim yến chuyển vùng săn mồi đi xa hơn.

2/ Khả năng thu hút chim yến của các nhà yến do tác động của chủ nhà yến





Có rất nhiều nhà yến phồn thịnh bằng nhiều cách do tác động của chủ nhà yến, dân số tăng mỗi năm 20-30% và sau 3-4 năm họ đã thu được 3-5 kg/tháng, có nhà cũng trên 10-15 kg/tháng, và cũng có những nhà yến mà sự phồn thịnh của nhà yến đến bằng sự nổ lực đặc biệt của chủ nhà yến. Một Tiến sĩ ngành Điểu học ở Johor, Malaysia có nói “trên đường chim yến tìm đến một nhà yến, chim đã bay qua rất nhiều nhà yến, nghe được rất nhiều âm thanh nhưng nó chỉ đến một nhà yến là do yếu tố gì, đó là khả năng thu hút chim yến của nhà yến, đó là ÂM THANH với vài dấu +++ thêm, các yếu tố cộng thêm tuy nhỏ nhưng rất quan trọng quyết định sự phồn thịnh của nhà yến”. Các yếu tố này là do mùi và nguồn côn trùng mồi ăn cho chim yến.

Mùi tạo thành yếu tố thu hút chim yến phải duy trì thường xuyên và lâu dài, tạo thành mùi quen thuộc, không gây sốc, chim yến có thể bỏ đi. Tùy chủ nhà yến, có thể sử dụng một trong những dòng sản phẫm đang có trên thị trường hoặc cho riêng mỗi nhà yến. Nguồn côn trùng mồi ăn cho chim yến tạo ra bằng cách thu hút côn trùng tự nhiên có trong các khu bụi cây chung quanh hay dùng MICO-2 (VN) hay DHP, Walitein (Mã Lai) để gây nuôi. Nhược điểm của các sản phẫm này là dể bị khô cứng sau 2-3 tuần sử dụng, giết chết ấu trùng ruồi giấm, phải cho thêm nước hay dùng con Mẽ chua hoặc bột men Bia để hổn hợp gây nuôi côn trùng mềm ra và có nước.

3/ Các yếu tố môi trường trong nhà nuôi chim yến phải giữ đạt yêu cầu kỹ thuật và ổn định.


Ngoài những vấn đề có thể thực hiện giúp cho nhà yến phôn thịnh cũng phãi nói thêm là các vấn liên quan đến môi trường của nhà yến cũng phải được duy trì trong tình trạng tốt nhất. Một cách làm không mới là yến sào giả nên được gở bỏ tùy theo số lượng chim về ở và số yến sào chim làm tổ, có tháo bỏ tổ giả thì chim yến mới làm yến sào mới đầy đủ. Những tổ giả đã tháo, sau khi lấy yến sào nên đóng lại tại những vùng mới trong nhà yến mà chim chưa đến ở hoặc đến rất ít để tăng mùi trong các vùng khác của nhà yến, chim yến mới sẽ đến vùng này để trú ở.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét