Thứ Hai, 8 tháng 10, 2018

Những kiểu gian lận thường gặp khi mua tổ yến - Các mô hình nuôi chim yến

Hiện nay yến sào khá phổ biến, tuy nhiên rất nhiều nơi đang bán các loại Yến kém chất lượng, gây thiệt hại đến người tiêu dùng và ảnh hưởng đến những nhà kinh doanh ngành Yến nói chung. Mong muốn qua bài viết này có thể cung cấp những thông tin hữu ích để giúp khách hàng phần nào nhận biết được đâu là yến sào chất lượng, và những kiểu gian lận thường gặp khi mua tổ yến.  

1/ Yến sào tẩm đường đậm đặc (hoặc muối, chất tăng trọng)





Qua khảo sát, có thể nhận thấy đa số các loại yến sào bán tràn lan trên thị trường đều có tẩm đường đậm đặc. Mục đích của việc tẩm đường là để tăng trọng lượng, thông thường sẽ tăng lên khoảng 40% trọng lượng của yến. Ví dụ: bạn bỏ ra 4 triệu để mua 100gr yến sào thì trong đó chỉ có khoảng 60% là yến, còn lại khoảng 40% là đường. Nghĩa là bạn đã bỏ ra khoảng 1,6 triệu để mua đường. Có nhiều nơi họ tẩm đường đậm đặc vào rồi giảm giá bán, khách hàng cứ nghĩ là đã mua được hàng giá rẻ nhưng thật ra lại là đắt hơn nếu tính toán đúng lượng yến bên trong. Hơn nữa, yến sào tẩm đường đậm đặc rất dễ thu hút các loại vi khuẩn tấn công và dễ bị ẩm mốc. Sản phẩm này tiềm ẩn nhiều bệnh tật, nhất là ung thư.

  Cách nhận biết: – Đối với Yến sào sạch nguyên chất: nếm thử ở bất kỳ chỗ nào cũng có vị nhạt như bún. Cảm giác khi cầm lên là miếng yến nhẹ, dễ vỡ, không dẻo (để ngoài không khí lâu ngày cũng không dẻo). Miếng yến sẽ cho ta cảm giác bẻ nhẹ cũng có thể gãy.

 – Đối với yến sào tẩm đường (muối hoặc chất kết dính): ++ Bẻ đôi và nhai thử 1 miếng lớn bằng 1 đốt ngón út sẽ nhận thấy yến sào có vị rất ngọt (hoặc mặn). Thậm chí nhiều nơi cho đường nhiều đến nỗi, chỉ cần nếm mặt trước, mặt sau của yến sào cũng đã thấy rất ngọt. Hoặc yến sào sau khi ngâm vào nước, nếm thử nước đã dùng để ngâm cũng sẽ thấy rõ. ++ Cảm giác khi cầm lên là cứng (cảm giác khó bể do bị phủ đường hoặc chất kết dính). Nếu để lâu ngoài không khí thì miếng yến đó trở nên dẻo và dễ chuyển thành màu đen do bị vi khuẩn tấn công. ++ Mặt yến tẩm đường đậm đặc thường óng ánh khi có đèn chiếu vào.

2/ Huyết yến


Yến huyết giả thường có 3 loại sau:

 – Tẩm bằng phẩm màu thông thường –> ngâm vào nước sẽ ra màu –> dễ bị phát hiện.

 – Nhuộm bằng chất nhuộm công nghiệp –> ngâm vào nước không ra màu –> khó phát hiện.

 – Dùng phản ứng hóa học để làm yến trắng chuyển thành màu đỏ, trong dân gian hay gọi là “ủ”. Yến sào được cho vào 1 hầm phân hữu cơ, trong đó có chứa NH3. Trong điều kiện nhiệt độ thích hợp, phản ứng hóa học sẽ xảy ra và làm cho Yến sào biến thành màu đỏ.   Ví dụ như rau, khi mang ra ngoài phơi rau sẽ biến thành màu vàng. Nghĩa là có biến đổi về màu sắc nhưng rau vẫn là rau, không có khác biệt gì nhiều về chất. Yến sào trong trường hợp này cũng chỉ có biến đổi về màu, còn chất vẫn không có gì đổi khác nhưng giá cả thì tăng lên nhiều lần. Hơn nữa khi ủ trong hầm phân hữu cơ Yến sào sẽ có nhiễm nitrit, nếu cơ thể hấp thụ nhiều nitrit sẽ có nguy cơ bị ung thư rất cao.
Hiện nay yến huyết giá rẻ tràn lan trên thị trường. Thậm chí có nơi bán 1 hộp yến trắng mà tặng đến 2 tai yến huyết! Chúng ta nên suy nghĩ kỹ nếu đã bỏ tiền triệu ra mà lại mua phải chất độc hại vào cơ thể. Hãy là người tiêu dùng thông minh.

  Cách nhận biết: Yến huyết thiên nhiên thật khi cầm lên ngửi có thơm mùi muối biển, khi ngâm rất lâu mới nở ra. Vì khoáng chất nhiều nên khi chưng cách thủy rất lâu thì mới chín (thường hơn 3 giờ).




3/ Yến tươi


Yến tươi là yến sào vừa được làm sạch, chưa qua công đoạn sấy khô. Trong yến tươi có chứa một lượng lớn nước, tức là trọng lượng của Yến tươi bao gồm trọng lượng của yến và trọng lượng của nước. Khi bạn chưa chắc chắn trong yến tươi có bao nhiêu nước, bao nhiêu yến thì chưa thể đánh giá được là đắt hay rẻ. Yến tươi và yến khô về chất lượng là tương đương nhau. Một số nơi không có đầy đủ thiết bị để sấy yến, họ kháo lên rằng yến tươi tốt hơn yến khô, điều này là không đúng.

 Vì mua yến tươi khó xác định được lượng nước bên trong nên khách hàng thường bị thiệt. Khách hàng có thể kiểm tra lượng yến thật bằng cách dùng quạt để sấy khô, sau đó cân lại và từ đó tính ra được giá thật của yến. Các bạn nên xác định rằng bỏ tiền ra mua Yến sào hay mua nước.

Tiêu chí lựa chọn mô hình nuôi chim yến


Đảm bảo các điều kiện tốt nhất về sự sinh sản, phát triển bầy đàn chim yến như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, độ thoáng khí… Có chi phí đầu tư thấp, ít tốn kém với điều kiện địa chất tại vị trí xây dựng. Tuổi thọ công trình đảm bảo đủ dài để đàn yến sinh sản phát triển cho sản lượng cao và hiệu quả, thời gian tối thiểu 30 năm.

Các loại mô hình nuôi chim yến hiện nay


1/ Mô hình nhà chim yến chuyên dụng Mô hình này là những ngôi nhà chim yến mang tính chất đầu tư chỉ phục vụ cho việc nuôi yến và lấy tổ, ngoài ra không phục vụ mục tiêu nào khác. Thông thường, những nhà này là hình chữ nhật hoặc hình vuông, khoảng 2 đến 3 tầng, diện tích nền trên 100 m2, sử dụng các vật liệu thô mang tính chất đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật nhà yến và bền vững theo thời gian đồng thời tiết kiệm chi phí.

  2/ Nhà yến kết hợp với nhà ở   Đây là mô hình nhà yến mang tính chất tiết kiệm chi phí đầu tư, do tận dụng các tầng trên của nhà đang ở có sẵn để cải tạo lại thành nhà nuôi chim yến, hoặc tận dụng sức chịu tải hiện có của nhà như móng, trụ, dầm sàn mà thiết kế thêm các tầng phía trên để nuôi chim yến. Với mô hình này, chúng ta nên chọn một số vật liệu nhẹ để thiết kế cho ngôi nhà yến nhằm giảm tải cho công trình, an toàn về kết cấu chịu lực, đảm bảo về điều kiện sinh sống của chim yến.

  3/ Mô hình núi chim yến nhân tạo Mô hình núi chim yến nhân tạo thường được thực hiện tại các khu du lịch, chưa được phổ biến nhiều như các mô hình nuôi chim yến khác. Hiện nay một số nhà yến ở miền Nam sử dụng mô hình này được dùng để thiết kế xây dựng núi nhân tạo nuôi chim yến. Nguyên tắc thiết kế và thi công của mô hình này là xây dựng bộ khung trụ, dầm, sàn rồi phủ lớp vỏ lưới thép, sau đó phun hỗn hợp vữa xi măng và chất phụ gia bao bọc bên ngoài để cách nhiệt, đảm bảo độ ẩm tốt, thường dùng hai lớp vỏ bao ngoài. Ưu điểm của mô hình là có kiến trúc đẹp, phù hợp để xây dựng ở những khu du lịch sinh thái. Nhược điểm mô hình này là tuổi thọ không cao, chi phí đầu tư cao, dễ thấm nước mưa, kết cấu phức tạp ảnh hưởng đến vòng bay lượn của chim.

  4/ Nhà yến kết hợp nhà ở sân vườn Đây là loại mô hình đầu tư nhà yến đơn thuần kết hợp với nhà ở dân dụng. Thường áp dụng ở các khu biệt thự vườn





. 5/ Nhà nuôi chim yến kết hợp ấp nở nhân tạo Đây là mô hình nuôi chim yến bền vững và khá thành công hiện nay. Ngoài việc nuôi yến để lấy tổ, còn gia tăng bầy đàn cho nhà yến và vùng nuôi chim yến, đáp ứng việc nghiên cứu khoa học về lĩnh vực nuôi chim, tạo nền tảng phát triển bền vững trong tương lai. Để xây dựng mô hình trên, chủ đầu tư phải xây dựng kết hợp một số hạng mục như sau: nhà nuôi yến đơn thuần, nhà ấp nuôi nhân tạo và nhà lồng tạo môi trường sống tự nhiên cho chim yến.

6/ Mô hình làng nghề nuôi chim yến Việc tập trung nuôi chim yến theo vùng và xây dựng làng nghề là mô hình nuôi chim yến mục tiêu để phát triển ngành nghề nuôi yến trong tương lai. Đây là mô hình nuôi chim yến mang lại nhiều hiệu quả cho nhà đầu tư cũng như đáp ứng các nhu cầu phát triển xã hội, như:

 – Giảm thiểu các rủi ro cho các hộ dân nuôi chim yến vì các vùng đất được chọn để quy hoạch đã được nghiên cứu kỹ về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng, vùng thức ăn bền vững, tổng lượng bầy đàn hiện có…

 – Tạo tính chuyên nghiệp trong ngành nghề nuôi chim yến.

 – Việc quy hoạch các vùng nuôi yến, các làng nghề nuôi chim yến bền vững, khoa học và đảm bảo quy hoạch phát triển tổng thể về kinh tế xã hội. Kiểm soát được mật độ xây dựng nhà yến trong vùng. – Thuận lợi cho việc tổ chức quản lý đối với các ngành chức năng.

 – Kiểm soát được vấn đề môi trường vùng nuôi chim yến.

 – Thống nhất thiết bị công nghệ, kiểu dáng, quy mô công trình nuôi chim yến phù hợp nhất cho từng vùng nuôi chim yến.

 – Áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật một cách đồng bộ.

 – Tiết kiệm chi phí đầu tư cũng như vận hành sau này như: giảm chi phí giá trị đất, chi phí thiết kế và chi phí thủ tục đầu tư, chi phí khảo sát, chi phí tư vấn và thiết bị công nghệ, chi phí quản lý vận hành

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét