Thứ Hai, 8 tháng 10, 2018

Những rủi ro từ việc nuôi chim yến - Hướng dẫn khảo sát chọn vị trí nhà nuôi chim yến

Nghề nuôi chim yến hiện nay đang rất phát triển hiện do mang lại rất nhiều lợi ích cho người nuôi cũng như các lợi ích giúp phát triển nền kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, ngoài những lợi ích chúng ta đã biết, nghề nuôi yến cũng có một số rủi ro nhất định. Hôm nay, sẽ cùng với mọi người tìm hiểu các rủi ro trong việc nuôi chim yến.  

Rủi ro về mặt khách quan






Có thể nói, đầu tư kinh doanh vào bất cứ ngành nghề nào cũng đều tiềm ẩn rủi ro. Đầu tư vào xây dựng nhà yến cũng vậy, là nghề mang lại lợi nhuận khá lớn nhưng cũng không tránh khỏi được những rủi ro khách quan như thiên tai, động đất, lũ lụt, hỏa hoạn, biến động chính trị, các điều luật mới ảnh hưởng trực tiếp đến lĩnh vực kinh doanh…

Rủi ro chủ quan


Ngoài các rủi ro mang tính khách quan thì một số rủi ro mang tính chủ quan cũng luôn tiềm ẩn xung quanh các công trình nhà yến. Đây là loại rủi ro thường do chính tác động của con người gây ra, nguyên nhân chính của loại rủi ro này thường do các yếu tố sau:

Thứ nhất: Nóng vội. Một số chủ đầu tư nuôi chim yến đã không tìm hiểu kỹ về nghề nuôi yến mà chỉ nhìn vào lợi nhuận, họ quá kỳ vọng vào một mức doanh thu cao hoặc lợi nhuận thu về trong một thời gian ngắn nên khi chim yến vẫn đang trong quá trình thăm dò, hay chưa đến mùa sinh sản mạnh, thời tiết xấu, không ổn định, họ thường hay tự ý thay đổi bố trí nhà yến, thay đổi tiếng chim, thường xuyên ra vào nhà yến gây động, khiến chim yến không còn cảm giác an toàn trong ngôi nhà của mình. Dần dần chúng sẽ tìm một nơi khác an toàn hơn để trú ngụ.

  Thứ hai: Kỹ thuật xây dựng. Rủi ro phổ biến nhất và gậy hậu quả nghiêm trọng nhất chính là kỹ thuật xây dựng không chuyên sâu. Một số chủ đầu tư kiến thức còn nhiều hạn chế và tâm lý tiết kiệm chi phí, chính là cánh cửa cho những kỹ thuật chất lượng kém nhưng giá rẻ bước chân vào ngành xây dựng nhà yến. Hậu quả của những công trình kiểu này là việc sửa chửa không ngừng các công trình nhà yến. Những đơn vị xây dựng tay nghề kém này không biết rằng phần xây dựng lắp đặt chỉ là phần căn bản, là kiến thức phổ thông, chiếm 50% tỉ lệ thành công. Khi gặp trường hợp phát sinh như chim vào ít, tỉ lệ ở không đạt, đã tắt máy tạo ẩm nhưng độ ẩm vẫn quá cao, gỗ bị móc… thì chính kinh nghiệm mới là điểm mấu chốt để khắc phục.

  Thứ ba: Nguồn vốn đâu tư. Nguồn vốn đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp và to lớn đến toàn bộ quá trình xây dựng cũng như vận hành nhà yến. Có những chủ đầu tư vì quá kỳ vọng vào lợi nhuận đem lại của nghề nuôi chim yến nên đã đi vay mượn, cầm cố và thế chấp tài sản để xây dựng một căn nhà chim mà quên rằng trung bình sau 1 năm từ khi bắt đầu đưa nhà yến vào hoạt động mới bắt đầu có thu hoạch. Trong một năm chưa có nguồn thu, các chủ nhà yến đã lao đao vì thâm hụt nguồn vốn nặng nề. Chính vì vậy, có thể coi nguồn vốn chính là một loại rủi ro gây hậu quả rất nghiêm trọng.

  Thứ tư: Hiểu biết về chim yến. Thiếu hiểu biết về chim yến chính là nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong việc chăm sóc và vận hành nhà yến vì không nắm rõ được các tập tính sống, sinh sản… Với nhà yến ở những vùng mật độ chim thưa, lượng chim trung bình thấp, hay khu vực nhiều chim nhưng cũng đã có quá nhiều nhà nuôi yến thì việc đầu tư một nhà yến mới sẽ khiến sức cạnh tranh cao hơn cũng như mang lại rủi ro cao hơn.

  Thứ năm: Vấn đề quản lý. Vấn đề quản lý nhà yến là việc rất quan trọng. Sau khi đưa nhà yến vào hoạt động, phần theo dõi tiến triển, theo dõi hoạt động máy móc, điều chỉnh hệ thống hoạt động tự động cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nếu thiếu hiểu biết về máy móc cũng sẽ dẫn đến nhà yến thất bại. Dựa vào các đặc điểm nêu trên, chúng ta có thể thấy được việc quản trị rủi ro trong xây dựng nhà yến là quan trọng như thế nào. Để giảm thiểu rủi ro một cách tốt nhất, các chủ đầu tư cần chuẩn bị tốt mọi mặt trước và trong khi đầu tư vào các công trình nhà nuôi chim yến. Đặc biệt cần tìm hiểu kỹ càng các kiến thức về xây dựng, chăm sóc và cải tạo, nâng cấp. Để chọn được vị trí tốt nhất cho nhà nuôi yến, chúng ta cần đánh giá các tiêu chí về sự phân bố của chim yến, nguồn thức ăn cho chim, điều kiện khí hậu và môi trường xung quanh… Tiếp đó, chúng ta đối chiếu với các thông số môi trường, khí hậu tiêu chuẩn để đánh giá xem xét có thích hợp hay không, từ đó quyết định vị trí xây dựng nhà nuôi chim yến.

Thông số môi trường





Những thông số môi trường khí hậu cần chú ý:

 – Nền nhiệt độ trung bình của khu vực.

 – Độ ẩm trung bình của khu vực.

 – Lượng mưa trung bình hàng năm. Lưu ý, các thông số môi trường khí hậu nếu không có dữ liệu ở cấp huyện, chúng ta vẫn có thể lấy dữ liệu ở cấp tỉnh làm căn cứ.

Sự phân bố của chim yến ra sao ?


Chim yến phân bố theo khu vực sinh sống và vùng kiếm ăn của chúng (cánh đồng sản xuất nông nghiệp, rừng trồng, rừng tự nhiên, mặt nước như sông, suối, ao, hồ,…). Việc chọn vị trí xây dựng nuôi chim yến cần dựa trên đặc điểm di chuyển tìm mồi của chim từ nơi cư trú đến nơi bắt mồi, thông thường dùng âm thanh bầy đàn để xác định sự phân bố của chim có mặt tại nơi cần khảo sát. Khoảng thời gian lý tưởng để kiểm tra là 5h30 – 9h30 và 16h00 – 18h00.   Đây là những bước khảo sát ban đầu mang tính chất vĩ mô (khảo sát vùng nuôi chim yến). Sau khi xác định được vùng nuôi chim yến khả thi thì việc xác định vị trí nhà nuôi chim yến phải căn cứ vào một số tiêu chí sau:

 – Thuận lợi về giao thông đi lại, vận chuyển vật tư.

 – Thuận lợi cho việc sử dụng các nguồn năng lượng như điện, nước. – Chọn những vị trí đất có cường độ chịu nén cao để giảm chi phí xây dựng phần móng.

 – Gần nguồn cung cấp vật tư xây dựng. – Vị trí ít bị ảnh hưởng bởi lũ, lụt.

 – Vị trí nhà yến ít bị ảnh hưởng của các tác động bên ngoài như: tiếng ồn, trạm phát sóng vô tuyến, nhiều vật cản đường chim bay, chấn động ngôi nhà do xe chạy hoặc tàu chạy, ô nhiễm khói bụi, ô nhiễm mùi, khu vực có gió mạnh. Công tác khảo sát chọn vị trí phải làm lặp lại nhiều lần ở nhiều vị trí, khu vực khác nhau trong nhiều thời điểm khác nhau, sau đó chúng ta thống kê tổng kết, đánh giá và lựa chọn một hoặc hai vị trí thích hợp nhất trong số các vị trí đã khảo sát để quyết định đầu tư xây dựng nhà nuôi chim yến. Ví dụ: Khảo sát vị trí nhà nuôi chim yến ở ba vị trí A, B, C

 – Nội dung khảo sát:

 + Điều kiện khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa hàng năm.

 + Môi trường sống phù hợp điều kiện sinh sản, bắt mồi của chim yến (thảm thực vật, mặt nước), các tác động ảnh hưởng môi trường (tiếng động, khói bụi, hóa chất, chất thải công nghiệp,…).

 + Sự phân bố của chim yến, có thấy chim yến đi ăn tại khu vực khảo sát khi phát âm thanh dẫn dụ.

 – Thời gian khảo sát: Khoảng thời gian lý tưởng để kiểm tra là 5h30 đến 9h30 và 16h00 đến 18h00 trong ngày.

 – Số lần khảo sát: Tốt nhất cần khảo sát nhiều lần chia ra nhiều ngày. Sau khi khảo sát ghi lại các số liệu về điều kiện khí hậu, môi trường sống, sự phân bố của chim yến, mật độ chim xuất hiện theo từng lần khảo sát, từ đó có thể phân tích đánh giá chọn ra vị trí ưu điểm nhất để quyết định đầu tư

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét