Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2018

10 Điều không thể bỏ qua khi sử dụng tổ yến và Tác động của môi trường đối với việc làm tổ của chim yến

  Theo các báo cáo khoa học, yến sào được đánh giá là một món ăn quý, có giá trị dinh dưỡng cao và rất tốt cho sức khỏe của con người. Trong yến sào có rất nhiều nguyên tố vi lượng rất quan trọng mà cơ thể con người không thể tự tổng hợp được. Chính vì vậy, trong cuộc sống hiện đại, yến đã trở thành một loại thực phẩm quý được ưa chuộng và ngày càng được sử dụng rộng rãi.  

1/ Ăn yến sào vào lúc nào để mang lại hiệu quả ?






Các nhà dinh dưỡng khuyên nên ăn yến sào tốt nhất vào lúc bụng đói, thường là sáng sớm khi mới thức dậy hoặc vào buổi tối trước khi đi ngủ. Sau khi ngủ được khoảng 1 giờ thì nồng độ chất nội tiết tố lên rất cao, khi đó các chất dinh dưỡng được hấp thu vào cơ thể nhiều nhất và được sử dụng tốt nhất cho cơ thể.

2/ Ăn yến sào bao nhiêu là đủ?


Khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng vào cơ thể con người là có giới hạn, do đó khi nạp vào quá nhiều thì một phần các chất dinh dưỡng không được hấp thụ hết sẽ bị thải ra khỏi cơ thể qua đường tiêu hóa. Do đó mỗi lần ăn chỉ cần dùng khoảng 3g yến tổ (loại khô, sạch lông) cho trẻ nhỏ trên 1 tuổi, 5g – 10g cho trẻ trên 12 tuổi và người lớn là đủ. Không cần dùng quá nhiều yến tổ trong một lần ăn vì như thế cơ thể sẽ không thể hấp thu hết các thành phần dinh dưỡng trong yến sào sẽ rất lãng phí.

3/ Cách chế biến yến sào đơn giản và đúng nhất


Cách chế biến yến sào đúng cách nhất là chưng cách thủy. Bằng cách này, nhiệt độ trong chén đựng yến sào không thể vượt quá 100 độ C, các chất dinh dưỡng trong yến sào được bảo lưu tốt nhất. Nếu dùng phương pháp nấu trực tiếp thì rất khó điều chỉnh được nhiệt độ, khi đó nhiệt độ quá cao sẽ phá hủy các chất dinh dưỡng tự nhiên trong yến.

Dù bạn có chế biến bất cứ món gì thì tốt nhất là nấu riêng yến bằng cách chưng cách thủy với lửa nhỏ, sau đó cho yến đã chưng vào món ăn mà bạn muốn chế biến.

4/ Ăn yến sào thế nào cho đúng cách







Nên ăn yến hàng ngày hoặc cách ngày đều đặn một lượng yến nhỏ thay vì thỉnh thoảng mới ăn một lượng yến lớn khi cảm thấy trong người mệt mỏi. Ăn yến không cần ăn quá nhiều trong một thời gian ngắn mà quan trọng là dùng đều đặn. Xin cũng đừng xem yến sào như một món ăn chơi thỉnh thoảng mới dùng một lần, điều này khiến yến sào không phát huy được hết tính năng. Nên ăn yến đều đặn và lâu dài để có tác dụng bồi bổ tốt nhất.

5/ Trẻ nhỏ ăn yến sào có tốt không?


  Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định: yến sào rất tốt cho trẻ em biếng ăn, suy dinh dưỡng bởi yến gồm các loại axit amin, nhiều nguyên tố vi lượng quý kích thích hệ tiêu hóa của trẻ. Hơn nữa, nếu được dùng yến tổ thường xuyên và đúng liều lượng thì khả năng miễn dịch, sức đề kháng của bé cũng được cải thiện. Ngoài ra yến còn rất tốt cho trẻ bị các bệnh về phổi như hen suyễn.

Trẻ em ở độ tuổi đi học cũng nên dùng yến sào, nhất là trong mùa kiểm tra thi cử, vì các nguyên tố vi lượng có trong yến rất có ích cho quá trình ổn định thần kinh và tăng cường trí nhớ của trẻ.

Nhiệt độ ảnh hưởng đến vùng sinh sống


Ở Việt Nam, chúng ta có 2 vùng khí hậu. Miền Bắc có mùa đông lạnh và ẩm, điều kiện này không thuận lợi cho chim yến sinh sống. Vào cuối mùa xuân và mùa hè sẽ có một số chim bay về trú ở. Hiện nay, cũng có nhiều mô hình nuôi yến tại các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ, nhưng vào cuối năm 2016 và đầu 2017 có đợt lạnh kỷ lục làm chim không kịp di cư đã chết hàng loạt trong nhà yến. Sau đợt lạnh qua đi, chim không hiểu từ đâu hay di cư từ đâu lại tiếp tục quay về các nhà yến và tiếp tục sống làm tổ? Đây cũng là câu hỏi khó làm đau đầu các chuyên gia nuôi yến suốt thời gian này.

Ở miền Nam chỉ có mùa mưa và mùa khô nên rất thuận lợi cho chim sinh sống nên số lượng có nhiều. Những năm có nhiệt độ từ tháng 12 đến tháng 1 xuống thấp hơn 18 độ C thì chim làm rất chậm làm tổ.

Lượng mưa ảnh hưởng đến sản lượng tổ






Mưa là điều kiện lý tưởng cho các loài thực vật sinh trưởng tốt, côn trùng sinh sống phát triển, tăng lượng mồi cho chim ăn. Khi có nguồn thức ăn dồi dào, chim sớm tích lũy năng lượng đầy đủ, thành thục sinh sản. Thức ăn là yếu tố đóng vai trò quyết định đến thời điểm sinh sản sớm hay muộn và sản lượng tổ yến.

Gió ảnh hưởng đến tốc độ làm tổ của chim ra sao ?


  Tốc độ gió ảnh hưởng đến việc làm tổ. Gió lớn chim phải bay nhiều và mạnh hơn để bắt mồi, vì công trùng bị gió phân tán, chim dễ bị đói vì năng lượng sản sinh ra không đủ bù đắp năng lượng mất đi. Gió từ cấp 6 trở lên làm chim ngưng làm tổ. Trong khu vực chim ở bị gió bão mưa lớn, chim sẽ tự điều chỉnh thời điểm đi kiếm mồi ăn như đi sớm hơn hay chờ lúc gió bão hay mưa suy yến và về nơi ở sớm hơn khi thời tiết thuận lợi.

Khí hậu ảnh hưởng đến chim sinh sống và chất lượng tổ


Trong nơi ở của chim yến, nếu hàm lượng oxy chỉ có 14 – 15%, độ ẩm thấp dưới 60% thì số chim sẽ ít đi, tổ sễ bị rộp chân và dễ bị rơi. Nếu hàm lượng oxy 19 – 20%, số chim ở và làm tổ sẽ tăng nhiều hơn, độ ẩm cao trên 65% giúp yến sào dính chắc chắn hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét