Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2018

Nguyên nhân khiến nhà nuôi yến thất bại và Cách xây nhà nuôi yến

Có rất nhiều yếu tố tác động đến sự thành công hay thất bại của một nhà nuôi yến, nhưng có thể nói kỹ thuật chính là yếu tố nòng cốt nhất. Kỹ thuật xây dựng và lắp đặt tốt sẽ không chỉ thu hút được chim yến về nhà ở nhanh chóng, mà còn giúp nhà yến phát triển bền vững và ngược lại, kỹ thuật yếu, tay nghề non kém sẽ mau chóng khiến nhà yến rơi vào tình trạng hư hỏng nặng nề và chim không đủ điều kiện để sinh sống. Nhiều chủ nhà yến hiểu được điều này nhưng không phải ai cũng đi được đúng hướng để thành công.  

1/ Chọn kỹ thuật kém chất lượng với chi phí xây dựng giá rẻ





Trong quá trình làm nghề, đã gặp không ít khách hàng yêu cầu sửa chữa, cải tạo lại nhà yến do các đơn vị khác thi công trước đó, vì sau một thời gian hoạt động, yến vẫn không về nhà làm tổ. Nguyên nhân là do các chủ nhà yến đã chọn nhầm đơn vị thi công kỹ thuật dẫn đến tình trạng nhà yến xây dựng không đúng tiêu chuẩn, hệ thống loa quá ít không thu hút được chim, tường vách không đảm bảo thoáng khí… Đây có thể là những cá nhân đã từng làm việc ở các công ty chuyên về xây dựng – chuyển giao công nghệ nuôi yến nhưng vì tâm lý nóng vội và lòng tham mà tách riêng ra khi tay nghề chưa đủ cứng nên sẵn sàng phá giá, nhận công trình giá rẻ. Đương nhiên giá rẻ thì chất lượng công trình cũng rẻ như giá.

 Ví dụ: ốc vít thì dùng ốc vít sắt kẽm, loa ít, amply công suất nhỏ, không trang bị camera, không máy phát điện dự phòng… Việc rút ruột công trình như thế đương nhiên làm ảnh hưởng nặng nề đến nhà nuôi yến khi đưa vào hoạt động. Cũng do những kỹ thuật này tay nghề còn non kém nên việc rập khuôn máy móc, công trình cũ, không có sự cải tiến kỹ thuật là điều khó tránh khỏi. Chúng ta có thể thấy, việc chủ nhà nuôi yến vì ham rẻ mà bỏ qua các yếu tố kỹ thuật và chất lượng công trình cũng như thờ ơ trong việc giám sát quá trình xây dựng chính là nguyên nhân hàng đầu cản trở nhà yến của họ đi đến thành công. Đã làm nghề xây dựng nhà yến, chắc chắn rằng ai cũng phải công nhận, việc trang bị nhiều máy móc, thiết bị để căn nhà yến hoạt động mang lại hiệu quả là điều không thể chối cãi. Nhiều trang thiết bị thì luôn đi đôi với chi phí đầu tư sẽ cao hơn, nhưng ngược lại thì chưa chắc. Tức là chi phí đầu tư cao nhưng có khi lại rất ít trang thiết bị.  

2/ Kỹ thuật do tự làm


Một số nhà yến khác thất bại nguyên nhân không gì khác chính là do chủ nhà. Việc tự tích góp kiến thức xây dựng và tự thi công lắp đặt một phần giúp các chủ nhà yến tiết kiệm chi phí đâu tư ban đầu một cách tối đa nhưng họ đã quên mất rằng, xây nhà yến là một công việc yêu cầu kỹ thuật khắt khe, chính xác ở từng khâu chứ không phải chỉ cần nhìn, xem, hỏi các nhà yến khác là làm được. Cũng chính do tự làm, nên chủ nhà luôn trong tình trạng vừa làm, vừa học hỏi, vì vậy khi đi vào hoạt động cũng là lúc chủ đầu tư phải sửa tới sửa lui, gây tình trạng bất ổn, xáo trộn cho nhà yến. Các chủ nhà này thường đi tham quan, học hỏi và copy mô hình những nhà yến thành công khác về áp dụng cho nhà của mình, nhưng lại không biết rằng việc nuôi chim yến ở mỗi vùng, mỗi khu vực là khác nhau khí hậu, thời tiết, nguồn thức ăn… ảnh hưởng đến chất lượng nhà yến nếu chúng ta không hiểu rõ. Các chuyên gia đều cho rằng, Việt Nam có điều kiện nuôi chim yến cho tổ chất lượng tốt hơn cả Indonesia và Malaysia.

Nhiều nhà đầu tư Malaysia, Đài Loan đã và đang tìm cách xây nhà nuôi yến tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong khi hiện nay Indonesia có trên 200.000 căn nhà yến, Thái Lan trên 70.000, Malaysia trên 35.000… thì Việt Nam hiện chỉ có khoảng 3.000 – 5.000 căn quy mô nhỏ lẻ, tự phát. Sản lượng yến sào của Indonesia 105 tấn, Thái Lan 35 tấn, Malaysia 12 tấn… Việt Nam hiện có khoảng 4,5 tấn, trong đó 70% chủ yếu là yến sào tự nhiên, thu hoạch từ các đảo. Người quan tâm đến cách nuôi chim yến trong nhà thường không xa lạ với công thức: Thành công trong cách nuôi yến phụ thuộc 40% vào địa điểm, 50% phụ thuộc vào kỹ thuật, 10% là do yếu tố may mắn. Hay nói cách khác, một nửa thành công của nghề khai thác “vàng trắng” này đều nằm ở kỹ thuật.

1. Đặc điểm nơi ở của chim yến thế nào ?






Chim yến ưa sự yên tĩnh hoang sơ, chúng thường đến trú ngụ ở các ngôi nhà cũ, ít sử dụng. Do vậy, ngôi nhà nuôi yến lý tưởng nên gần đồng ruộng, bụi cỏ, rừng cây thấp, biển, sông, hồ – tạo điều kiện để chim tìm mồi dễ dàng, nhất là vào mùa mưa. Nhà nuôi yến mới phải được xây trong vùng có chim yến sinh sống, khu vực chim kiếm ăn, dưới đường chim bay. Không xây nhà ở nơi có nhiều hãng xưởng, nhà máy, các côn trùng – nguồn thức ăn của yến – thường sẽ bị tiêu diệt do đô thị hóa. Nhà chim thường giống 1 cái kho lớn có thể là hình khối ống, hoặc hình khối chữ nhật tùy vào địa thế miếng đất. Nhà có thể lợp mái hoặc mái bằng. Thường nhà nuôi yến có kích thước từ 10 x 20m. Nhà chim có thể tổ hoặc nhỏ hơn chút ít nhưng phải tìm cách để tăng sức chứa chim ở trong phòng như chia nhà thành 1 số tầng (3 – 5 tầng). Độ cao của mỗi tầng nhà chim yến nên ít nhất là 2m. Số tầng tối thiểu nên là 2. Nhà yến 1 tầng ít có cơ hội thành công hơn bởi quá thấp, không thuận tiện về đường bay của chim, nhiệt độ, độ ẩm khó điều chỉnh, ít điều kiện để chim lựa chọn một chỗ thích hợp nhất cho nó.

 Nhà chim phải xây ở nơi tương đối an toàn tránh các loài dịch hại như chim quạ, đại bàng, chim cắt… là những loài thích ăn thịt chim. Các loài chim săn mồi này sẽ làm chim yến sợ và sẽ tìm nơi khác an toàn hơn. Tường nhà nên dày 20 – 25cm. Vữa nên là hỗn hợp cát, vôi, xi-măng theo tỉ lệ 3:2:1. Trong các vùng nóng để giảm nhiệt độ của nhà chim có thể xây gạch 2 lớp, giữa 2 lớp gạch cách nhau 1 khoảng không 5cm. Mặt ngoài và trong của tường phải phủ 1 lớp vừa, nhất là mặt ngoài phải phủ xi-măng làm cho trơn láng để tránh chuột…, mặt trong chỉ có thể tráng vừa. Mái và nóc nhà phải lợp kỹ để tránh mưa. Mái lợp ngói cũng có thể lợp bằng vật liệu khác như tôn lạnh. Ở khu vực nóng thì nhà nuôi chim yến nên đặt mái với góc nghiêng 45 độ và nhỏ hơn 30 độ với khu vực lạnh để hấp thụ nhiệt tốt hơn.

 Hiện nay, theo cách nuôi chim yến trong nhà hiện đại thì chúng tôi tư vấn nên xây nhà nuôi yến không lợp mái, để trần phẳng, đổ bê tông, trên trần nhà là hệ thống chống nóng bằng gạch và có lót vật liệu chịu nóng. Về số phòng, nếu không đặt phòng dạo chờ ở phía trên, vẫn cần thiết kế một phòng dạo cùng tầng với phòng nghỉ. Vì khi vào nhà, yến thích bay lượn trước khi vào phòng nghỉ qua 1 cửa. Ngôi nhà nên chia làm nhiều phòng, tối thiểu 4m x 4m (cao 3 – 4m). Nếu do điều kiện phòng hẹp hơn chút ít thì chiều cao phải tăng lên, có thể bỏ vách ngăn giữa 2 phòng liền kề để không gian rộng thêm. Nên có cửa thông với nhau giữa các phòng nhỏ. Kích thước và kiểu dáng cửa giữa các phòng có thể khác nhau, lý tưởng là 20 x 20cm.

2. Một số lưu ý khi xây nhà yến


Trong quá trình xây nhà nuôi yến nên chú ý đến khoảng trống thông tầng thẳng từ trên để chim có thể bay lượn tự do giữa các tầng một cách dễ dàng như trong khe sâu của hang đất hoặc miếng làm bằng xi-măng. Nên gắn thêm các xà gỗ trên trần trong phòng nuôi yến để nhà để chim bám và tăng diện tích làm tổ. Kích thước các ván gỗ hoặc miếng lam này dày 1,5 – 2cm, rộng từ 15 – 20cm. Bạn có thể dung gỗ teach – một loại gỗ xốp nhẹ, dai bền, không mùi (yến không thích ở nhà có mùi lạ), màu trắng, và yến bám rất dính vào loại gỗ này.   Nên quét tường bằng vôi trắng, màu trắng dễ chịu, phẳng và không dễ bị hư hỏng. Mặt trong nhà chỉ cần tô trát tường mà không quét vôi. Theo cách nuôi chim yến trong nhà hiện nay, nên xử lý thêm bề bằng những tấm lưới nhựa được treo sát vào tường. Với chất liệu này, chim yến vẫn có thể bám và làm tổ rất hiệu quả. Khi thu hoạch tổ chỉ cần gỡ lớp dưới xuống, tiện dụng và rất vệ sinh. Nên xây nhà nuôi yến ở nơi có ánh sáng gần như trong hang động, cường độ ánh sáng khoảng 0,2-0,6 lux.






Về độ ẩm lý tưởng là 75- 90%, nhiệt độ từ 27 đến 290C. Để tạo được nhiệt độ và độ ẩm như trên, chúng ta cần chú ý độ cao của căn nhà, theo nhiều khuyến cáo hiện nay thì nên xây nhà nuôi yến ở độ cao dưới 500m, theo chiều gió, giúp đem lại hơi ẩm trong không khí. Hướng cửa hợp lý phụ thuộc hướng chim bay đi về trong ngày. Về cửa ra vào của chim phải đặt ở trên để không bị cản trở lúc chim bay ra bay vào. Với nhà yến mới, kích thước lỗ ra vào của chim phải là 40 x 80cm. Về sau nên điều chỉnh lại để phòng không bị sang quá, kích thước nhỏ nhất là 30 x 20cm, lớn nhất 45 x 30cm. Với cửa cho người ra vào thì chỉ nên xây 1 cửa, khi đi vào cần qua 1 phòng nhỏ, rồi mới đến cửa đi vào phòng chim. Ngoài ra, để giữ được nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng mờ tối ta cần phải tính đến sự thông gió. Kiểu lỗ thông gió có thể là ống thông gió hình chữ “L”,hình ống thẳng đặt xéo hoặc chừa các cửa sổ nhỏ trực tiếp khi xây nhà theo kiểu so le giữa 2 lớp gạch. Ống thông phải ổn định và có biện pháp chống côn trùng bay vào tổ.

Cũng có thể lắp 1 số quạt quay thông gió. Để điều chỉnh độ ẩm, nền nhà có thể không lót gạch nhưng nên có một số chậu, bể nước cạn. Theo cách nuôi chim yến trong nhà của nuoiyensao.com thì có thể xây các ống nước theo tường từ nền lên cao 1,5m có rãnh thu gom nước chảy về 1 phía để tiện vệ sinh nhà yến. Sự phun tưới nước xung quanh nhà yến giúp hạ thấp nhiệt độ và tăng độ ẩm và có thể lắp thêm hệ thống bơm nhỏ để bơm nước lên, đi qua ống nhựa đục lỗ rồi để nước chảy xuống – giống như lạo bơm dùng cho hồ cá. Nên xây nhà nuôi yến trong một khuôn viên có đất xung quanh để chim có 1 sân lượn, nên là hình vuông, tối thiểu là 16 m2. Xung quanh tường là một rãnh nước nhỏ để tránh kiến.


 Xung quanh có thể trồng thêm chuối, sung, keo đậu… nhưng không được cao quá lỗ cửa để tránh cản trở khi chim bay ra bay vào. Do yến có khứu giác rất nhạy, do vậy các nhà nuôi yến nên kết thúc trước mùa sinh sản khoảng 2 tháng để mùi vôi và xi-măng bay bớt và ngôi nhà trở nên cũ hơn. Đồng thời, nhà nuôi chim yến sẽ được phun dung dịch có mùi thơm hữu cơ để chúng ngửi thấy giống như mùi cơ thể chúng cùng với tiếng gọi bầy đàn thì sẽ khuyến khích chúng chấp nhận ngôi nhà đó vào mùa giao phối.

 Người nuôi yến trong nhà thường dùng phát tiếng gọi của yến dễ dẫn dụ chim đến làm tổ. Khi nghe tiếng chim gọi bạn tình phát ra, những con chim yến bay ngang qua sẽ bay đến ngôi nhà có tiếng gọi bạn. Khi đã bay vào nhà rồi chim nhận thấy điều kiện sống phù hợp với chúng, do đó nhiều chim gọi nhau đến tiếp mỗi ngày, số lượng, đàn chim nhiều hơn và dần dần về làm tổ ở đây. Theo tính toán trung bình của nuoiyensao.com, chi phí cho việc xây mới nhà nuôi yến thì chi phí xây dựng thô khoảng từ 2.500.000 – 3.000.000 VND/m2 tùy theo cùng miền; chi phí lắp đặt thiết bị từ 720.000 – 860.000VND/m2 tùy theo mô hình. Nuôi chim yến là tìm cách dẫn dụ chim vào nhà, chim ở lại, gây đàn, làm tổ. Để nuôi yến thành công đòi hỏi người nuôi phải trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết về cách nuôi chim yến trong nhà. Tốt nhất bạn nên thuê chuyên gia tư vấn hoặc tham khảo từ những người đã có kinh nghiệm. Chúc bạn thành công!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét