Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2018

Chim yến đảo – Những đặc điểm nổi bật

Tại Việt Nam, chim yến đảo chủ yếu sống ở một số vùng biển như Quảng Bình, Hội An – Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Định, Ninh Thuận, Côn Đảo – Bà Rịa Vũng Tàu. Trong đó, Khánh Hòa địa phương sở hữu một số lượng lớn hang đảo yến và có tổng sản lượng yến sào được khai thác lớn nhất Châu Á.  

Hình dáng của chim yến đảo ra sao ?





Chim yến đảo vào tuổi trưởng thành có khối lượng trung bình là 13.76gr, một số cá thể đặc biệt có thể nặng tới 15.9gr. Tuy nhiên, thường thì chỉ có chim yến mẹ, đang mang trứng chuẩn bị sinh thì mới đạt được trọng lượng cao hơn trung bình như vậy. Chim yến có phần trên thân màu đen hơi nhạt, phần bên dưới màu xám đen hoặc nâu đen. Ở hông có vệt nâu xám, lông đuôi màu đen. Giữa phần lưng và phần đuôi được ngăn cách với nhau bởi lông màu xám, móng chân màu hồng hoặc màu nâu đen.

 Chim yến sử dụng đôi chân của mình để bám vào vách đá chứ không đậu trên cành cây, dây điện như những loài chim khác. Do vậy, bộ móng chân của chim yến phát triển rất mạnh để có thể thích nghi với đời sống đeo bám. Mắt của chim yến có màu nâu đen hạt nhãn tinh nhanh, cằm màu nâu xám bạc tạo thành vòng cườm.

Đời sống hoang dã của loài chim yến đảo


  Chim yến có thói quen sống bày đàn chứ không sống riêng lẻ. Khu vực sống của chim yến đảo là các hang động thuộc quần đảo hoặc bán đảo, những nơi có thể đảm bảo an toàn và được che khuất, ít bị đe dọa bởi các con thú săn mồi. Chim yến thường lựa chọn những nơi có điều kiện sống và làm tổ phù hợp như: nhiệt độ từ 27 – 31 độ C, độ ẩm khoảng 70 – 85% với cường độ ánh sáng đạt khoảng 0.1 – 0.4 Lux. Chim yến rất khỏe và dẻo dai, chúng có thể bay xa đến hàng trăm km để kiếm ăn. Thời gian gian chim yến rời tổ để đi kiếm ăn sẽ tùy thuộc vào từng mùa khác nhau.

 Nhưng về cơ bản thì khi mặt trời mọc cũng là lúc chim yến bắt đầu quá trình đi kiếm ăn của mình. Thời gian về tổ là sau khi mặt trời lặn một chút. Thức ăn của chim yến là các loài côn trùng có cánh như kiến cánh, mối, ruồi muỗi, chuồn chuồn kim, bọ cánh cứng… Chim yến cứ 1 năm tuổi là kết đôi và sinh sản. Chúng kết đôi cả đời, cả chim bố và chim mẹ sẽ luân phiên ấp và cùng nhau nuôi con. Chim không nuôi con thì sẽ rời tổ để đi kiếm ăn, sau đó quay về tổ để nghỉ ngơi. Giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm là mùa chim yến sinh sản.

Thức ăn của chim yến là gì ?






Chim yến không như các loại gia cầm khác, chúng không ăn cám và không ăn thức ăn do còn người cung cấp. Chúng chỉ ăn các loại côn trùng có kích thước nhỏ như: ong, mối, chuồn chuồn kim hay cào cào. Tỷ lệ các loại côn trùng trong thức ăn của chim yến như sau: bộ cánh màng như kiến chiếm 61,1%, bộ cánh đều như mối -14,7%, bộ hai cánh như ruồi -7,8%, các loài khác còn lại tỷ lệ thấp. Trong bộ cánh giống gặp rầy xanh và rầy nâu. Thức ăn ưa thích của chúng là ong kiến, tiếp đến là mối, ruồi muỗi, bọ rầy, bọ rùa, chuồn chuồn kim, bọ xít nhỏ, bướm đêm, cánh tơ, cào cào. Chúng thường săn mồi ở độ cao từ 0-50m.

Hàng ngày, chim yến thức dậy sớm vào buổi sáng và đi bắt côn trùng. Tỷ lệ thành phần thức ăn thay đổi theo từng tháng, từng năm và thay dổi tỷ lệ của các nhóm côn trùng bay trong không khí. Chim yến kiếm ăn từ 5 giờ sáng và có thê đến 20 giờ cùng ngày mới về lại tổ. Chúng kiếm ăn 15 giờ mỗi ngày và có thể bay xa tới 300km để kiếm mồi. Vì vậy, trong nội thành chúng ta vẫn có thể xây dựng nhà nuôi chim yến.

Chim yến nuôi con


Chim yến đi săn mồi để nuôi con. Chim yến con thường ăn thức ăn được mớm từ bố mẹ. Như mọi người đều biết, nước rãi của yến rất tốt. Do vậy khi mớm thức ăn cho con thì cũng là lúc chim bố mẹ truyền thêm dinh dưỡng và các kháng thể cho chim con. Chúng mớm mồi cho chim con ăn cũng giống như khi cho con bú vậy. Tình cảm của loài yến cũng rất là thiêng liêng, cao quý.   Có những loài cây đặc trưng được yến yêu quý, cũng có những nơi ở mà chúng rất thích. Đó đều là những nơi cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho loài chim này. Cây sung chứa những loại côn trùng mà chúng rất thích, nơi nào có thức ăn, nơi đó chim yến sẽ phát triển rất tốt. Đó chính là lời khuyên cho những ai có ý định xây dựng nhà yến.

Hầu hết những nơi có khí hậu nhiệt đới ẩm bao gồm: rừng núi, sông suối, kênh rạch, ruộng đồng, cây cối….là những nơi có khả năng tạo ra một lượng lớn côn trùng, nguồn cung cấp thức ăn cho chim. Là đối tượng ăn côn trùng trên không, chúng đã góp phần quan trọng khống chế số lượng các côn trùng gây hại cho hoa màu. Như vậy, chim yến không những đem lại hiệu quả kinh tế cao, tốt cho sức khỏe mà còn góp phần tăng năng suất cây trồng, bảo vệ môi trường theo cách tự nhiên nhất. Hy vọng bài viết này đã giúp mọi người biết chim yến ăn gì và thức ăn chúng có hàm lượng như thế nào.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét