Thứ Hai, 8 tháng 10, 2018

Các loại gỗ làm nhà yến và Cách nuôi chim yến trong nhà nuôi yến

Từ khi ngành nuôi yến du nhập vào Việt Nam, thanh sử dụng làm tổ trong nuôi yến sào cũng có nhiều thay đổi. Ban đầu, kỹ thuật sử dụng gỗ hỗn tạp, rồi chuyển qua bê tông và một số loại gỗ khác….Hiện nay, với kinh nghiệm và sàng lọc kỹ thuật qua nhiều năm cộng với du nhập công nghệ nuôi yến mới từ nước ngoài. Thanh gỗ làm nhà yếnđược chọn là gỗ Bạch tùng và Red Marenti được xem là lựa chọn tối ưu nhất. Sau nhiều thành công đem lại, hầu hết hiện nay kỹ thuật nhà yến ưu tiên hai loại gỗ này cho việc thi công nhà yến.

Gỗ Bạch tùng:





Gỗ Bạch tùng thuộc họ Podocarpaceae, phân bố ở Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Philippin. Ở nước ta, cây mọc ở các khu vực núi cao miền Bắc và Tây Nguyên, tại các rừng ẩm núi cao từ 700 – 2000m, thường mọc hỗn giao với loài cây lá rộng. Phân bố của loài rất thưa thớt, không tìm thấy cây mọc thành đám. Tái sinh tự nhiên chủ yếu ở chỗ trống, ven đường đi. Khả năng gây trồng khó và sinh trưởng chậm.màu vàng nhạt hay màu nghệ, thớ mịn, có giá trị, dễ gia công chế biến, đ­ược khai thác mạnh ở khắp nơi để dùng làm gỗ xây dựng và trần nhà, sàn nhà. Tỷ trọng đạt 0,56. đẹp và hiếm nên vẫn đ­ược ư­a dùng.

Gỗ Red Meranti:


  Gỗ Red Meranti (Red Geronggang) có hơn 64 loại và mỗi loại có từng tên gọi riêng. Loại Gỗ Đỏ Meranti (Red Geronggang) được sử dụng làm nhà nuôi yến được biết đến với tên gọi “Red Geronggang” trong tiếng Malay, tên thực vật của Geronggang là “Cratoxylum Spp”. Rất nhiều nhà nuôi yến đã thành công nhờ sử dụng loại gỗ đỏ đặc biệt này. Gỗ đỏ Meranti được sấy ở nhiệt độ 300 độ C trong 7-10 ngày, độ ẩm trong gỗ chỉ còn lai 10-12%. Ngoài ra còn được tiệt trùng để loại trừ khả năng vi khuẩn có hại, côn trùng sinh sôi. Cùng với sự chăm sóc nhà Yến cẩn thận thì loại gỗ này không bị ẩm mốc dễ dàng. Hơn nữa, Giá bán gỗ Bạch tùng gỗ Red Meranti khá là hợp lý, phù hợp với chi phí thi công nhà yến. Cuối năm 2017 này, chúng tôi đã nhập khẩu khối lượng lớn gỗ làm nhà yến.

Như thường lệ, loại gỗ Bạch tùng và Red meranti để phục vụ phân phối cho thị trường cả nước và đưa vào thi công các công trình nhà yến đang thi công. Kể từ khi bắt đầu tồn tại chim yến trong nhà nuôi, việc chăm sóc và nuôi chim yến trong nhà rất dễ dàng, bởi vì chúng ta không thực sự cần dụ chim mồi và chim yến nữa. Cho tới lúc chim yến đã quen và muốn làm tổ ở trong nhà nuôi yến, thì sau đó chúng ta không nên làm rối loạn điều kiện của ngôi nhà yến đó. Để nhận được và thu hoạch yến sào tốt về mặt chất lượng và số lượng, cần quản lý và chăm sóc nhà yến cẩn thận với hy vọng ngôi nhà đó chim yến muốn ở. Chúng ta phải cố gắng bảo đảm các điều sau đây:

Chú ý mật độ của chim yến






– Tổ chức sắp xếp và bảo vệ ngôi nhà yến tốt nhất có thể.

 – Nên chú ý đến tình trạng phân bố của chim yến ở trong nhà, làm sao để cho mật độ chim không cao quá, bởi vì như thế các tổ sẽ dính sát lẫn nhau và hình dạng tổ không hoàn chỉnh.  

Cung cấp & bổ sung thức ăn trong mùa khô ráo đúng


– Vào mùa khô, các nguồn thức ăn để chim sử dụng thường rất ít. Điều này gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của chim yến.

 – Chất lượng thức ăn mà chim nhận được mỗi ngày sẽ ảnh hưởng đến nước bọt của chim. Như vậy thức ăn đã ảnh hưởng đến chất lượng tổ yến, màu sắc và hình dạng.

 – Trong mùa khô chim yến cần được cung cấp thêm thức ăn tăng cường, loại giống như côn trùng bay, mà chúng sống trên cây hoặc trong đất như ruồi, muỗi, kiến cánh, rận rệp, mối… Các côn trùng này chứa nhiều vitamin, chất khoáng, protein… cần cho cuộc sống của chim. Thức ăn thường được cho vào buổi chiều.

Cần dọn dẹp sạch sẽ , loại bỏ các mối họa địch hại






Sự tấn công của các địch hại của chim yến như chuột, dán, sâu bọ …sẽ làm chim yến thấy mất yên tĩnh, không an toàn và yến sào sản xuất ra cũng thường bị hư hỏng.

Thu hoạch yến sào hiệu quả


Thực hiện thật tốt phương pháp thu hoạch tổ yến, với chương trình chính xác. Phương pháp thu hoạch sai sót có thể dẫn đến không thành công về chất lượng yến sào mà càng tai họa hơn nữa là chim yến có thể bỏ đi nơi khác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét