Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2018

Các lợi ích từ việc nuôi chim yến và Những bí mật về loài chim yến

Giá trị nghề nuôi chim yến không chỉ dừng lại ở việc khai thác yến sào nhằm phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho con người, hơn thế, nó còn thể hiện lợi ích qua rất nhiều lĩnh vực khác. Chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu những lợi ích từ việc nuôi chim yến.  

Lợi ích về kinh tế





Theo ước tính, hàng năm nước ta xuất khẩu khoảng 2 tấn yến sào đã được làm sạch ra các thị trường nước ngoài như Trung Quốc, Đài Loan, Ma Cau, Mỹ, Úc… Việc xuất khẩu mặt hàng có giá trị này mang lại nguồn thu nhập to lớn trực tiếp cho người kinh doanh yến sào nói riêng cũng như nguồn thu cho nền kinh tế quốc gia nói chung.

Lợi ích về xã hội


  Yến sào được ví như “vàng trắng” quả là không sai nhưng có lẽ chưa đủ để diễn tả hết giá trị của nghề yến mang lại cho xã hội. Nếu như ở khía cạnh kinh tế, yến sào có giá trị cao thì xét ở góc độ ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội, yến sào cũng mang lại lợi ích không hề nhỏ. Một trong những lợi ích đó là tạo ra công ăn việc làm cho nhân công lao động. Có thể ví chuỗi cung ứng sản phẩm yến sào từ khâu xây nhà yến, khai thác yến sào đến khâu vận chuyển, phân phối sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng là một chuỗi sản xuất khép kín mà con người là một mắt xích quan trọng không thể thiếu ở mỗi khâu.

 Số lượng nhân công trong ngành yến nhiều hay ít phụ thuộc vào quy môi nhà nuôi yến, quy mô sản xuất kinh doanh yến sào lớn hay nhỏ, nhu cầu thị trường xây dựng nhà yến là nhiều hay ít. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng, nghề nuôi chim yến đã tạo ra công ăn việc làm cho một lượng nhân công lao động với thu nhập không hề kém so với mặt bằng chung các ngành nghề khác, có thể nói là ổ định và coa hơn. Qua đó cũng gián tiếp tác động tích cực đến đời sống an ninh, giảm thiểu các loại tội phạm do thất nghiệp tạo ra.

Chim yến là loài rất trung thành


Một khi chúng đã vào nhà ở và làm tổ thì chúng sẽ gần như ở lại suốt đời trừ khi ngôi nhà đó có những yếu tố làm chim bị bất an như bị phá hoại hay khai thác tổ không đúng cách. Do đó, càng lâu năm, đàn yến càng đông. Chúng ta cũng tính tới trường hợp mở rộng nhà nuôi yến sau này. Chim mà chúng ta dụ được chủ yếu là các con chim non. Chim ăn những loại côn trùng nhỏ ngoài tự nhiên. Chúng bắt côn trùng khi chúng đang bay.

Như vậy các bạn không phải tốn tiền mua thức ăn cho chúng. Để bổ sung thêm nguồn thức ăn cho chim, xung quanh nhà nuôi yến các bạn có thể trồng những loại cây thu hút côn trùng như keo dậu, sung vả… hoặc các bạn có thể đập nát quả đu đủ chín xung quanh nhà để thu hút nguồn côn trùng.

Chim yến là loài có thị lực rất tốt





Chúng thích làm tổ ở những nơi có cường độ sáng khoảng 2 lux, những nơi này giúp chim có thể tránh được kẻ thù như cú mèo, dơi, các loài chim khác. Vì vậy khi xây dựng nhà nuôi yến cần phải đảm bảo độ tối thích hợp cho các phòng nuôi.

Chim yến cũng có thính giác và ngửi mùi rất tốt


Vì vậy khi xây dựng nhà nuôi yến cần phải tránh mùi lạ trong nhà, các nhà mới xây cần phải khử mùi xi măng, có làm được như vậy thì chim mới nhanh chóng vào làm tổ trong nhà nuôi yến. Ngoài ra khi xây dựng nhà nuôi yến cần phải chống ồn tốt.

Chim yến thường làm tổ ở những nơi có chim yến từng làm tổ


Đây là đặc tính bầy đàn của yến. Chúng ngầm hiểu rằng, nếu đã có bạn yến ở, nghĩa là nơi đó an toàn, thích hợp cho việc sinh sản sau này. Yến đặc biệt nhạy cảm, bởi vì là môi trường mới, nơi chốn chúng sẽ làm tổ cho nên chúng sẽ cảm thấy bất an, không làm tổ ở những ngôi nhà không an toàn cho chúng. Yến rất nhạy cảm với mùi lạ, âm thanh lạ, độ ẩm và nhiệt độ.

Do đó, môi trường bên trong quyết định 50% sự thành công của nhà nuôi yến. Đôi khi một lỗi rất nhỏ, rất sơ đẳng cũng làm thất bại một nhà nuôi yến. Do đó, chúng ta cần phải tạo môi trường an toàn cho chim bằng cách tiêu diệt và bảo vệ nhà nuôi yến tránh khỏi những loài vật có hại yến.

Chim yến không bao giờ đậu


Một đặc điểm để phân biệt yến và các loài khác cùng họ với yến như én, đó là chúng không bao giờ đậu, chúng chỉ treo mình trên các vách đá dựng đứng hoặc những thanh làm tổ. Đây có thể là một trong những lý do yến không bị nhiễm cúm gia cầm. Cho đến nay chúng ta chưa phát hiện cá thể yến nào bị nhiễm cúm gia cầm.

Chim yến có thể bay nhanh






Vận tốc bay tối đa có thể lên tới 130-160 km/h, do đó khoảng cách lý tưởng đến nơi có nguồi thức ăn không nên quá 20km. Bán kính vòng bay tối thiểu của yến là 1.5-2 m Đây là một đặc điểm có ý nghĩa hết sức quan trọng để xây dựng một ngôi nhà yến thành công. Tức là: nhà nuôi yến phải có chiều rộng tối thiểu là 6m mới phát huy tốt hiệu quả. Một điều rất quan trọng, khi chim non bắt đầu rời tổ và tập bay, chúng bay chưa vững nên dễ va chạm vào các vách xung quanh, rớt và chết.   Nếu chúng không chết, chúng sẽ bay khỏi nhà và không bao giờ trở lại.

 Do đó, một số nhà nuôi có bề rộng nhà nhỏ thường thất bại hoặc không phát triển sau nhiều năm. Nhiệt độ và độ ẩm thích hợp trong nhà yến từ 27-29C. Độ ẩm thích hợp: 80-95%. Cần phải đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm thích hợp trong nhà yến để yến có thể đến và làm tổ. Chu trình sinh sản của yến từ lúc chim bắt đầu làm tổ cho đến lúc chim con có thể bay là 115~132 ngày. Như vậy trong một năm, một cặp yến có thể làm tổ 2~3 lần. Đó là đặc tính rất đặc biệt của loài yến. Do đó, để thành công trong việc làm nhà nuôi yến, chúng ta sẽ áp dụng những điều đặc biệt này để làm đúng.

Chim yến đặc biệt nhạy cảm


Bởi vì là môi trường mới nên chúng sẽ cảm thấy bất an, không làm tổ ở những ngôi nhà không an toàn cho chúng. Yến rất nhạy cảm với mùi lạ, âm thanh lạ, độ ẩm và nhiệt độ. Do đó, môi trường bên trong quyết định 50% sự thành công của nhà nuôi yến. Đôi khi một lỗi rất nhỏ, rất sơ đẳng cũng làm thất bại một nhà nuôi yến.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét