Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2018

Top 4 con vật chim yến sợ ở nhà nuôi yến và Nguyên nhân khiến nhà nuôi yến thất bại

Chúng ta đều biết không phải ngẫu nhiên những con chim yến lại lựa chọn chỗ hang tối, ở những chỗ có vách đá cheo leo để làm tổ. Vậy thì chim yến sợ những con vật nào?  

1/ Chim cú mèo


Trong tự nhiên, cú, chim diều hâu, rắn và chim cắt là những thiên địch của loài chim yến. Đây cũng là những con vật mà chim yến sợ nhất. Chúng ăn tổ yến, trứng yến, thậm chí tấn công và ăn chính chim yến. Đối với những người đang nuôi yến thì chuột, sóc, mèo, cầy cáo là những con vật nên phòng tránh.

Ngoài ra, dơi cũng là một loài thường xuyên leo vào yến sào để cạnh tranh nơi, cho dù là yến đảo tự nhiên hay yến nuôi. Khi có dơi xâm nhập vào nhà yến, bạn không nên đánh đuổi chúng đi vì sau đó chúng sẽ dễ dàng quay trở lại. Chỉ có cách tốt nhất là đóng cửa lại và đập mà thôi.

2/ Kiến lửa đỏ





Loài côn trùng này tuy nhỏ bé nhưng sức công phá của chúng cực kỳ kinh khủng. Thường thì kiến lửa, chúng sẽ đi tìm thức ăn theo đàn và khi đường di chuyển của chúng đi ngang Yến sào thì bạn biết chúng sẽ chẳng tha cho bất kì một vật gì mà chúng nghĩ có thể mang về tổ được. Và những chú chim non mới sinh sẽ là món mồi ngon cho những con kiến lửa hung tợn.

3/ Tắc kè


 
Tắc kè (hay còn gọi là Đại Bích Hồ hoặc Cáp Giải) thức ăn ưa thích của loài này là dế mèn, gián, châu chấu, nhện, trứng chim, chim non. Nếu bạn đang nuôi cả một đàn Yến mà lại không có công cụ để chống lại những con Tắc kè hoang này thì đó là sự thiếu sót rất lớn vì tắc kè là một trong những kẻ thù không đội trời chung với chim yến, cụ thể là trứng chim. Chúng sẽ bò vào yến sào để ăn trứng và chim non. Đây là một trong những loài vật rất nguy hiểm mà người nuôi yến cần đề phòng, tránh ảnh hưởng tới số lượng sinh trưởng của đàn chim.

4/ Gián, mối mọt


  Gián, mối mọt tuy không gây hại đến chim yến hoặc chim non nhưng chúng lại có những tác động không nhỏ đến tổ yến. Gián, mối mọt ăn và đục khoét tổ yến, làm hư hỏng và từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến tính mạng của chim non.

Do vậy, đối với những người nuôi chim yến, bạn không nên bỏ thêm giấy hoặc báo vào bên trong nhà yến. Việc bỏ thêm giấy báo vào trong nhà yến sẽ càng tạo điều kiện để gián sẵn sàng tấn công yến sào của bạn. Ngoài những con vật ở trên, chim yến còn phải đối mặt với rất nhiều kẻ thù khác trong tự nhiên như nhện, chuột, rết…Nên nếu có ý định nuôi chim yến, bạn cần phải đặc biệt cảnh giác với những loài vật này. Chim yến rất nhạy bén với mùi vị. Chúng yêu thích mùi cũ như mùi tổ yến, phân yến cũ, mùi đồng loại…Vì vậy, khi nuôi yến, bạn cũng nên chú ý đến vị trí yến sào để tổ không bị ám những mùi lạ khó chịu.

Vì yến rất sợ mùi nhà mới, mùi những động vật gây hại, mùi hóa chất lạ, mùi khói, thuốc nổ và hơi người. Việc chăm sóc nhà nuôi yến yêu cầu người nuôi cần phải có kỹ thuật, hiểu biết về đặc tính của chim yến thì việc thu hoạch yến sào cũng vậy, cần phải nắm rõ được quy luật sinh sản, làm tổ của chim yến để có phương pháp thu hoạch đúng và phù hợp với tình trạng nhà nuôi yến của mình nhất. Chính vì thế khi các chủ nhà yến thu hoạch không đúng cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhà nuôi yến thất bại.

Một số nguyên nhân khiến nhà nuôi yến thất bại






– Chủ nhà yến thu hoạch yến sào triệt để.

 – Thu hoạch yến sào sớm khi chim yến chưa sinh sản (khi chim mới quẹt tổ): đây là cách thu một số nhà yến vẫn thường áp dụng, tuy nhiên cách thu này được đánh giá là khiến cho nhà nuôi yến khó tăng đàn. Chính vì vậy, khi các nhà yến mới hoạt động chưa lâu mà áp dụng cách thu hoạch tổ này sẽ khiến nhà yến không thể tăng về số lượng, dần dần chim yến cũng sẽ bỏ đi tìm nơi ở khác mà chúng cho là an toàn hơn và sẽ dẫn đến tình trạng nhà yến thất bại.  

 – Thu hoạch tổ khi yến còn trứng, chưa nở thành con: đây là cách thu tổ không được khuyến khích, tuy nhiên vẫn có những chủ nhà thu hoạch tổ kiểu này. Sau đó lấy trứng và chim non đi bán ở một kênh kinh doanh khác. Có thể nói cách thu tổ theo cách này là vô nhân tính cũng không oan vì nó không chỉ ảnh hưởng lâu dài đến nhà yến, mà nó còn cướp đi cái giường của những chú chim non chưa biết bay. Không một nhà yến nào có thể tồn tại bởi kiểu thu hoạch này.

Lưu ý chung trong quá trình thu hoạch yến sào mà người nuôi yến cần biết:


– Chọn thời điểm chim yến đi kiếm ăn để thu hoạch.

 – Các hoạt động trong nhà yến cần phải nhẹ nhàng, tránh làm chim yến sợ hãi.

 – Kiểm tra kỹ các tổ trước khi thu hoạch xem trong tổ có chim non, trứng hay không. (Nếu có tuyệt đối không được thu hoạch)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét