Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2018

Nguyên nhân khiến nhà nuôi yến thất bại

Khi nhà nuôi yến hoàn thành và đạt được hầu hết các tiêu chí cơ bản, có thể nói là đã tương đối thành công. Tuy nhiên, nếu để thiên địch tấn công thì dù nhà yến có tốt đến mấy thì vẫn không thể tăng đàn chim yến được. Các loài thiên địch này thường chui vào các nhà nuôi yến để săn trứng và chim yến, đe dọa nghiêm trọng đến môi trường sống và sự an toàn của nhà yến. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến nhà yến thất bại.  

Sự xâm nhập của các loài làm hại cho chim yến






Chuột: thường vào nhà yến qua các cửa, trần, mái nhà…Chuột vào nhà yến ăn trứng và chim non.

Cú mèo: là loài chim săn mồi vào ban đêm. Chúng ăn cả trứng chim yến lẫn chim yến trưởng thành. Chúng thường vào qua các lỗ cửa, miệng giếng trời.

 – Chim heo: cũng tương tự như chim cú mèo, rất có hại cho chim yến.

 – Rắn: bò trườn qua các lỗ thông hơi, cửa ngách. Đây là loài không chỉ làm hại yến mà còn có nguy cơ gây tổn thương cho con người khi vào nhà nuôi yến chăm sóc và thu tổ.

 – Thằn lằn, tắc kè: ăn trứng yến, chim yến non và thậm chí cả chim yến trưởng thành.

 – Dơi: ăn trứng và chim yến con, đặc biệt là dơi chó ở vùng Kiên Giang.

 – Gián, kiến: do môi trường nhà yến ẩm thấp và tối nên gián, kiến thường kéo nhau về làm tổ khiến chim yến sợ hãi bỏ đi.

 – Nhện: không gây hại trực tiếp đến chim yến, nhưng chúng giăng mắc mạng lưới khắp nhà nuôi chim yến, ảnh hưởng đến đường bay của chim yến.

 – Rệp: là loại nhỏ li ti, có rất nhiều trong môi trường ẩm thấp và nhiều phân như nhà yến. Chúng quấy nhiễu khiến chim yến sợ và bỏ đi chỗ khác.  

Chúng ta cần sử dụng các biện pháp phòng tránh, ngăn chặn từ khi bắt đầu xây dựng nhà yến:


– Xây tường rào bao quanh nhà nuôi yến để vùng bay lượn của chim yến an toàn, hạn chế những con vật khác quấy nhiễu cũng như phòng trộm cắp.

 – Xây dựng cửa ra vào chắc chắn, chốt khóa đảm bảo an toàn.

 – Mái trần nhà lợp khít, chắc chắn. Nên trần bằng xi măng lót mê chống nóng.

 – Lỗ ra vào của yến có kích thước phù hợp, lắp đặt hệ thống báo động quanh lỗ khi có thiên địch của chim yến xâm nhập.

 – Lắp đặt hệ thống quan sát điện tử để quản lý theo dõi.

 – Thiết kế hệ thống máng nước quanh nhà yến đề phòng các loài bò sát xâm nhập.

 – Lắp hệ thống điều khiển nhà yến từ xa nếu có mạng Internet

 – Kiểu nhà yến thông minh




1/ Chọn kỹ thuật kém với chi phí xây dựng giá rẻ nhất


Trong quá trình làm nghề, đã gặp không ít khách hàng yêu cầu sửa chữa, cải tạo lại nhà yến do các đơn vị khác thi công trước đó, vì sau một thời gian hoạt động, yến vẫn không về nhà làm tổ. Nguyên nhân là do các chủ nhà yến đã chọn nhầm đơn vị thi công kỹ thuật dẫn đến tình trạng nhà yến xây dựng không đúng tiêu chuẩn, hệ thống loa quá ít không thu hút được chim, tường vách không đảm bảo thoáng khí… Đây có thể là những cá nhân đã từng làm việc ở các công ty chuyên về xây dựng – chuyển giao công nghệ nuôi yến nhưng vì tâm lý nóng vội và lòng tham mà tách riêng ra khi tay nghề chưa đủ cứng nên sẵn sàng phá giá, nhận công trình giá rẻ. Đương nhiên giá rẻ thì chất lượng công trình cũng rẻ như giá.

 Ví dụ: ốc vít thì dùng ốc vít sắt kẽm, loa ít, amply công suất nhỏ, không trang bị camera, không máy phát điện dự phòng… Việc rút ruột công trình như thế đương nhiên làm ảnh hưởng nặng nề đến nhà nuôi yến khi đưa vào hoạt động. Cũng do những kỹ thuật này tay nghề còn non kém nên việc rập khuôn máy móc, công trình cũ, không có sự cải tiến kỹ thuật là điều khó tránh khỏi. Chúng ta có thể thấy, việc chủ nhà nuôi yến vì ham rẻ mà bỏ qua các yếu tố kỹ thuật và chất lượng công trình cũng như thờ ơ trong việc giám sát quá trình xây dựng chính là nguyên nhân hàng đầu cản trở nhà yến của họ đi đến thành công. Đã làm nghề xây dựng nhà yến, chắc chắn rằng ai cũng phải công nhận, việc trang bị nhiều máy móc, thiết bị để căn nhà yến hoạt động mang lại hiệu quả là điều không thể chối cãi. Nhiều trang thiết bị thì luôn đi đôi với chi phí đầu tư sẽ cao hơn, nhưng ngược lại thì chưa chắc. Tức là chi phí đầu tư cao nhưng có khi lại rất ít trang thiết bị.  

2/ Kỹ thuật do tự làm không đúng kỹ thuật






Một số nhà yến khác thất bại nguyên nhân không gì khác chính là do chủ nhà. Việc tự tích góp kiến thức xây dựng và tự thi công lắp đặt một phần giúp các chủ nhà yến tiết kiệm chi phí đâu tư ban đầu một cách tối đa nhưng họ đã quên mất rằng, xây nhà yến là một công việc yêu cầu kỹ thuật khắt khe, chính xác ở từng khâu chứ không phải chỉ cần nhìn, xem, hỏi các nhà yến khác là làm được. Cũng chính do tự làm, nên chủ nhà luôn trong tình trạng vừa làm, vừa học hỏi, vì vậy khi đi vào hoạt động cũng là lúc chủ đầu tư phải sửa tới sửa lui, gây tình trạng bất ổn, xáo trộn cho nhà yến.

 Các chủ nhà này thường đi tham quan, học hỏi và copy mô hình những nhà yến thành công khác về áp dụng cho nhà của mình, nhưng lại không biết rằng việc nuôi chim yến ở mỗi vùng, mỗi khu vực là khác nhau khí hậu, thời tiết, nguồn thức ăn… ảnh hưởng đến chất lượng nhà yến nếu chúng ta không hiểu rõ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét