Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2018

Chim yến và những đặc điểm cơ bản và Những lưu ý khi xây dựng phần thô nhà nuôi chim yến

Ngày nay, với nhu cầu sử dụng yến sào làm món ăn để bồi bổ cơ thể, chúng ta đã và đang phát triển nghề nuôi chim yến thành nghề trọng điểm. Vậy chim yến có những đặc điểm như thế nào?  

Chim yến





Chim yến là một trong số những loài chim ở trên không nhiều nhất, thậm chí đớp mồi, ngủ và giao phối ngay cả khi đang bay. Họ Yến được chia thành rất nhiều loài khác nhau. Loại mà chúng ta hay lấy tổ là chim Yến hàng, ở Việt Nam có 2 phân loại: chim làm tổ ở các hang đảo và chim làm tổ trong nhà. Theo quá trình phát triển, tỷ lệ chim sống trong nhà ngày càng tăng cao nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp nguồn yến sào cho sức khỏe con người.

Đặc điểm sinh thái ra sao ?


Chim có thân dài 12 – 14 cm nhưng khá nhỏ, chỉ nặng khoảng 13 – 17 gr, nhỏ hơn các loài Yến khác. Chim có lông màu đen bóng đến nâu đen hay đen ánh thép và đôi khi có lông màu nâu sáng. Ở Việt Nam, chim có lông ngực xám, lông lưng có mảng sáng hơn, lưng không có khoảng trắng, đuôi bầu, sải cánh dài 12 – 15 cm, khi bay cánh đập toàn bộ. Cánh nhọn dài, đuôi ngắn gần như không chẻ. Xương cánh tay ngắn, chân ngắn có 4 ngón (3 trước, 1 sau) nên không đi được trên mặt đất chỉ bay lượn cả ngày trong không trung. Khi bay, chim đập nhẹ cánh liên tục và không bao giờ đậu trên cành cây và dây điện.

Chim thích chơi đùa với nước và thường sống bầy đàn. Trong nhà Yến có thể có nhiều đàn sống chung với nhau. Chim yến sinh sản 2 – 3 lứa/năm.   Chim yến tự điều hòa thân nhiệt thích nghi với môi trường. Sáng sớm trước khi rời khỏi nhà ở, chim khởi động cho thân nhiệt tăng rồi mới bay kiếm mồi. Chiều về trước khi bay về nhà, chim lượn nhiều vòng ở sân để tự giảm thân nhiệt. Tại Việt Nam, chim phân bổ nhiều ở các tỉnh ven biển và một số khu vực đất liền từ miền Trung trở vào phía Nam do những vùng này có khí hậu khá thích hợp, không có mùa lạnh và có nguồn thức ăn phong phú. Ngược lên Tây Nguyên, chim yến di cư và định cư khá nhiều.

Khí hậu:




Vùng nuôi chim yến nên là vùng nóng, có nhiệt độ trung bình trên 27 độ C. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm một số nước như Thái Lan, Indonesia, Malaysia… thì nhà yến được chia hai vùng: vùng nhiệt độ cao trên 27 độ C và vùng nhiệt độ thấp (dưới 26 độ C). Nhiệt độ không khí trung bình hàng ngày là quan trọng nhất trong môi trường sống vĩ mô của yến dù ở cao nguyên, đồng bằng, vùng trung gian hay vùng lạnh.

Khuôn viên:



Khuôn viên nên rộng rãi, xung quanh có nhiều ao hồ và nhiều cây xanh. Độ rộng của khuôn viên cũng ảnh hưởng đáng kể đến kết cấu nhà nuôi yến, sân càng rộng thì càng có nhiều không gian cho chim yến bay lượn và càng dễ dàng trong việc xây dựng cũng như tối ưu hoạt động của nhà nuôi yến sau này. Nếu không gian bay lượn cho chim yến không quá rộng thì có thể làm thêm tầng. Một nhà yến có năng suất tốt nhất có thể đạt sản lượng 1 – 1,5 Kg tổ/10 m2.

Môi trường sống:


Môi trường sống càng nhiều yếu tố tự nhiên càng tốt và phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về nhiệt độ, không gian bay lượn, nguồn thức ăn phong phú, đồng thời không quá ồn ào, náo động.

Kết cấu nhà đúng kỹ thuật





Căn cứ vào khu vực: vùng sông nước, vùng cao nguyên, vùng lạnh, hay các khu ngoại ô thành phố… mà thiết kế nhà có kết cấu cho phù hợp, đảm bảo được khả năng chịu lực ở những vùng đất không ổ định hoặc giảm tải lực ép của nhà khi ở các vùng có nền móng yếu… Ngoài ra cần chú ý đến hướng nhà, hướng gió lùa để xác định kích thước độ cao, bề rộng của ngôi nhà yến. Chú ý, dù có ở vùng khí hậu nóng (trên 27 độ C) hay vùng khí hậy lạnh (dưới 26 độ C) thì kết cấu nhà yến cần đảm bảo nhiệt độ trong nhà đạt mức tiêu chuẩn từ 27 đến 29 độ C. Vùng trung gian và vùng có nhiệt độ biến động nhiều thì cần có sự tính toán kỹ càng trong kết cấu xây dựng, nếu không, theo thời gian không những chim yến không tăng đàn mà còn giảm số lượng đáng kể.

  – Cấu trúc bên trong nhà yến khu vực 27 độ C: + Phòng nên ngăn, kích thước 3,5 x 4m hoặc lớn hơn 4 x 4m, chiều cao tối thiểu là 3m, tối đa là 4m. Độ dày tường nhà từ 20 – 25cm, mặt tường tô xin măng nhám. Nếu phòng quá rộng, quá cao bên trong sẽ mát nhưng chim yến bay không an tâm (chim yến thích kín đáo và bóng tối)  

 + Mái nhà lợp ngói hoặc bằng bê tông, góc nghiên mái 30 – 40 độ, trần trên cùng đóng la-phông hoặc đổ bê tông kiên cố.

 + Thanh khung gỗ dày 2 – 3cm, rộng 15cm.

 + Hệ thống gió để nhà không bế khí sinh tử khí.

  – Cấu trúc nhà yến ở nhiệt độ thấp hơn 26 độ C:

 + Kích thước phòng tối đa 4 x 4m, chiều cao tối thiểu 2,5m, tối đa 3m.

 + Mái bằng tole kẽm có xốp cách âm cách nhiệt cấu trúc độ dốc. Đóng la-phông cách âm cách nhiệt hoặc đổ bê thông kiên cố. + Thanh khung gỗ dày 3cm, rộng 20cm.

 + Đối với nhà tầng, tầng trên phải cao hơn phần dưới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét