Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2018

Cách nhận biết tổ yến thật – tổ yến giả và Nguyên nhân khiến nhà nuôi yến thất bại

Yến sào là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, là một trong những món ăn thuộc hàng bát trân dành cho các vị vua chúa khi xưa. Ngày nay, yến sào đã trở nên phổ biến hơn và nhu cầu sử dụng của con người cũng nhiều hơn. Và vì lợi ích kinh tế trước mắt, một số nơi đã làm giả yến sào để bán tràn lan trên thị trường, gây ảnh hưởng sức khỏe cho người dùng.  

Nhận định chung về yến sào thật và yến sào giả






Đầu tiên và cũng khá là quan trọng, chúng ta cần phải xem các thông tin giới thiệu trên các bao bì sản phẩm có trình bày rõ ràng và đáng tin cậy không. Các thông tin cụ thể sẽ là cách nhận biết yến sào rất hữu ích để chúng ta đánh giá chất lượng của các sản phẩm yến tổ trên thị trường. Hiện nay, có 3 loại yến sào trên thị trường:

 – Yến tự nhiên hay còn gọi là yến đảo, thường có mùi ẩm mốc, vì thấm mùi gió và muối biển, các chất dinh dưỡng từ hang động và tổ có màu trắng tự nhiên.

– Yến nhà hay còn gọi là yến nuôi, về thành phần dinh dưỡng và kết cấu yến sào như là yến tự nhiên. Nhưng do quá trình khai thác dễ dàng hơn và không có một số ít khoáng chất đặc trưng như yến tự nhiên nên giá thành rẻ hơn.

– Yến giả được làm bằng các thành phần nguyên liệu khác để trông giống tổ yến. Do đó, chúng ta rất khó khăn trong việc nhận biết khi sản phẩm đã sơ chế và đem đi đóng chai, hộp… Để phân biệt chúng ta cần thêm một số mẹo nhỏ khác.

Thông tin xuất xứ và công nghệ sản xuất yến sào


Thương hiệu uy tín và cộng nghệ sản xuất yến sào là cách nhận biết yến sào dễ dàng khi chúng ta tìm hiểu về sản phẩm. Chúng ta có thể tìm hiểu thông tin qua báo chí, đài truyền hình, internet hay các chiến dịch quảng cáo của các doanh nghiệp kinh doanh yến sào. Chúng ta nên lựa chọn mua yến tại các cửa hàng có thương hiệu uy tín và lâu đời, có các công bố sản phẩm đáng tin cậy về nguồn sản phẩm, thành phần dinh dưỡng và quy trình công nghệ sản xuất yến sào đạt chuẩn. Đa số các sản phẩm yến sào trên thị trường đều ghi là yến thật, nhưng chúng ta cần phải xem xét cẩn thận. Nguồn gốc yến, thương hiệu, công nghệ sản xuất và hương vị là các yếu tố giúp chúng ta xác định chất lượng tổ yến.

Màu sắc là cách nhận biết yến sào dễ nhất






Yến sào có 3 loại: yến sào trắng có màu trắng đục, yến sào cam và yến sào huyết có màu đỏ. Yến sào huyết tự nhiên có màu đỏ ngà đến đỏ gấc, trong khi đó màu đỏ xỉn và đỏ sáng thưởng là yến đã nhuộm phẩm màu. Ba loại yến trên có thành phần dinh dưỡng gần như tương đương nhau, nhưng yến huyết khá quý hiếm và có nguồn dinh dưỡng cao hơn hẳn hai loại còn lại.

Cách nhận biết yến sào qua hình thù đặc trưng


Yến sào thật có hình dáng bên ngoài rất dễ nhận biết. Chúng ta dễ dàng thấy yến thật tổ sẽ dày, cầm khá chắc tay, các sợi yến đều nhau và có hình vòm cung, nhưng phần đáy có màu vàng đen và bẻ không bị gãy. Khi ngâm yến sào trong nước trong khoảng 30 phút, chúng ta thấy sợi yến vẫn giữ nguyên và không bị nhão nát. Ngoài ra, chúng ta còn có thử bằng cách cho muối i-ốt vào yến mà yến vẫn giữ nguyên màu là yến thật.

Quan sát sợi yến và cảm nhận vị yến


Yến sào thật có sợi yến dài và nguyên sợi, chúng ta có thể cảm nhận được vị của từng sợi yến khi thưởng thức. Các sản phẩm chất lượng kém thường chỉ có yến vụn, không giữ được hình dạng sợi yến, có thể do công nghệ sản xuất kém và thành phần yến bị cắt xén. Yến thật có màu vàng trong, hương vị thanh, thơm dịu, không bị ngọt gắt vì đường hóa học. Hương vị đặc trưng của yến thật sẽ giúp bạn phân biệt với yến giả. Khi chưa chế biến sẽ cảm thấy có mùi tanh, ẩm mốc do chim yến làm tổ trong hang ẩm ướt. Nhưng khi nấu lên thơm tự nhiên, man mát, sợi yến tự nhiên nấu chín không bị tan, nhão như yến giả.

Sự xâm nhập của các loài làm hại chim yến


Chuột: thường vào nhà yến qua các cửa, trần, mái nhà…Chuột vào nhà yến ăn trứng và chim non.

Cú mèo: là loài chim săn mồi vào ban đêm. Chúng ăn cả trứng chim yến lẫn chim yến trưởng thành. Chúng thường vào qua các lỗ cửa, miệng giếng trời.

 – Chim heo: cũng tương tự như chim cú mèo, rất có hại cho chim yến.

 – Rắn: bò trườn qua các lỗ thông hơi, cửa ngách. Đây là loài không chỉ làm hại yến mà còn có nguy cơ gây tổn thương cho con người khi vào nhà nuôi yến chăm sóc và thu tổ.

 – Thằn lằn, tắc kè: ăn trứng yến, chim yến non và thậm chí cả chim yến trưởng thành.

 – Dơi: ăn trứng và chim yến con, đặc biệt là dơi chó ở vùng Kiên Giang.

 – Gián, kiến: do môi trường nhà yến ẩm thấp và tối nên gián, kiến thường kéo nhau về làm tổ khiến chim yến sợ hãi bỏ đi.

 – Nhện: không gây hại trực tiếp đến chim yến, nhưng chúng giăng mắc mạng lưới khắp nhà nuôi chim yến, ảnh hưởng đến đường bay của chim yến.

 – Rệp: là loại nhỏ li ti, có rất nhiều trong môi trường ẩm thấp và nhiều phân như nhà yến. Chúng quấy nhiễu khiến chim yến sợ và bỏ đi chỗ khác.  



Có thể sử dụng các biện pháp phòng tránh, ngăn chặn từ khi bắt đầu xây dựng nhà yến

– Xây tường rào bao quanh nhà nuôi yến để vùng bay lượn của chim yến an toàn, hạn chế những con vật khác quấy nhiễu cũng như phòng trộm cắp.

 – Xây dựng cửa ra vào chắc chắn, chốt khóa đảm bảo an toàn.

 – Mái trần nhà lợp khít, chắc chắn. Nên trần bằng xi măng lót mê chống nóng.

 – Lỗ ra vào của yến có kích thước phù hợp, lắp đặt hệ thống báo động quanh lỗ khi có thiên địch của chim yến xâm nhập.

 – Lắp đặt hệ thống quan sát điện tử để quản lý theo dõi.

 – Thiết kế hệ thống máng nước quanh nhà yến đề phòng các loài bò sát xâm nhập.

 – Lắp hệ thống điều khiển nhà yến từ xa nếu có mạng Internet

– Kiểu nhà yến thông minh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét