Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2018

Nuôi chim yến trong nhà: Phương pháp và Cách thức

Việc nuôi chim yến đang là một trong các ngành nghề rất phát triển và thu hút nhiều sự quan tâm của các chủ đầu tư. Chúng ta đã tìm hiểu về một số vật liệu xây nhà yến vào phần trước. Hôm nay, sẽ cùng bạn tiếp tục tìm hiểu các vật liệu xây nhà yến khác nhé.  

Nhà nuôi yến kết hợp bê tông cốt thép và lắp ghép






Nhà chim yến với tầng một được làm bằng vật liệu bê tông cốt thép, còn tầng trên bao gồm hệ khung thép hình, mặt ngoài bọc tôn, ở giữa chèn lớp xốp dày 10 cm, mặt trong bọc tấm prima dày 5 mm, mái lợp tôn bên dưới có hệ thống trần bằng tấm prima dày 5 mm và xốp cách nhiệt dày 10 cm. Ưu nhược điểm: Giá thành công trình tương đương công trình xây dựng vật liệu thô, rất thích hợp xây nhà trên các vùng với nền đất yếu như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, các vùng ngập nước, thi công nhanh.

Uư - nhược điểm nhà nuôi chim yến 3D


  Mô hình xây dựng vật liệu xây nhà yến 3D núi nhân tạo thường hay được thực hiện tại các khu du lịch, nhưng mức độ phổ biến chưa nhiều. Hiện nay, có một số ít nhà nuôi yến ở miền Nam sử dụng mô hình này để thiết kế và xây dựng núi nhân tạo dành nuôi yến. Các nguyên tắc thiết kế và thi công của mô hình này là xây dựng bộ khung trụ, dầm, sàn rồi phủ lớp vỏ lưới thép, sau đó phun hỗn hợp vữa xi măng và chất phụ gia bao bọc bên ngoài. Để cách nhiệt và đảm bảo độ ẩm tốt, dùng hai lớp vỏ bao ngoài.

 – Ưu điểm: Giá thành công trình tương đương công trình xây dựng vật liệu thô, thích hợp xây dựng trên những vùng đất yếu, thi công nhanh, khối lượng vận chuyển vật liệu ít hơn.

 – Nhược điểm: Tuổi thọ công trình không cao bằng mô hình xây dựng nhà yến bằng vật liệu thô, chịu tác động của ngoại lực, chống cháy kém hơn, giữ ẩm và giữ mùi kém, ít thích hợp cho môi trường gần nơi có tác nhân gây ăn mòn vật liệu.

1. Thiết kế xây dựng nhà nuôi chim yến.



Với việc thiết kế nhà nuôi Yến, chúng ta không cần phải bỏ ra số tiền đầu tư lớn mới mang lại căn nhà chắc chắn, mà sự lựa chọn thông minh chính là tìm cách sao cho chi phí đầu tư thấp nhưng mang lại hiệu quả tối đa, đó mới là xây dựng việc nuôi chim yến bước đầu thành công. Các kiểu mẫu nhà nuôi yến hiện nay rất đa dạng như nhà ở cải tạo thành nhà yến, nhà trệt, nhà cấp 4, nhà cao tầng, xây tường 20cm, tường 10cm, đổ bê tông vĩnh cữu, lợp mái tôn chống nóng,… Tùy từng người có điều kiện kinh tế từng gia đình, từng vùng miền, từng điều kiện khí hậu mà ta có thể xây dựng những nhà nuôi chim yến khác nhau để phù hợp với túi tiền của mình và đảm bảo được đầy đủ các yếu tố kỹ thuật như nhiệt độ , âm thanh, ánh sáng, độ ẩm…..

 Đây là điều kiện tiên quyết quyết định việc nuôi chim yến có thành công hay không, vì vậy, nếu xây dựng một nhà nuôi yến trong nhà đúng kỹ thuật thì chắc chắn sẽ thành công và ngược lại. Do đó trước khi bắt tay vào việc xây dựng bạn cần được các chuyên gia tư vấn nuôi yến tư vấn 1 cách cụ thể, chi tiết dựa trên điều kiện cụ thể của mình.





2. Nghiên cứu kỹ về tập tính của loài chim Yến


Vì sao phải làm công việc này? Các chuyên gia tư vấn về cách nuôi Yến khuyên rằng, mỗi loài chim có mỗi đặc tính khác nhau, nhưng đây là một loài chim khó tính. Mặc dù bạn đã có sẵn một mô hình nuôi chim thành công, nhưng nếu bạn không tìm hiểu liên tục về đặc tính của nó thay đổi theo từng mùa, cũng dẫn đến nhiều rủi ro trong việc thu hút loài chim này về nhà Yến của bạn. Ở nước ta hiện nay có một số loài chim Yến khác nhau tiêu biểu như: Yến cỏ Việt Nam (có sải cánh to 14-16cm), Yến cỏ cây dừa (Đuôi nhọn sẻ đôi, thường đậu cây dừa), hay Yến hàng và Yến tổ trắng,….mỗi loài có mỗi đặc tính khác nhau như Yến tổ trắng thường khởi động trước khi kiếm ăn vào buổi sáng, thích chỗ tối, thích độ ẩm cao, thích chơi đùa với nước,….

 Đây chỉ là một vài nét tiêu biểu của một vài loài chim Yến, nên nhiệm vụ của bạn bây giờ là phải tìm hiểu hết nhiều đặc tính của nhiều loài chim yến càng tốt, ghi chép lại và tìm ra cho mình một phương pháp hữu hiệu để kết hợp chúng lại hiệu quả trong một nhà yến.

3. Điều kiện môi trường nhà Yến thế nào ?


  Môi trường xung quanh nhà nuôi chim yến nên theo tỷ lệ như sau: 50% cây bụi, đồng lúa, 30% cây cao, và 20% mặt nước. Bởi tỷ lệ này sẽ giúp nhà Yến của bạn mang một phong thái thiên nhiên và đúng với sở thích của nhiều loài chim Yến, giúp thu hút chúng về ngôi nhà của bạn sinh sống. Lỗ ra vào của chim Yến quyết định khá lớn lượng chim Yến vào nhà, đó là những lỗ như lỗ trên chuồng cu và lỗ ngang. Việc mở lỗ ra vào phải đúng hướng đây là điều quyết định thành công của căn nhà nuôi chim Yến. Lỗ ra vào có thể lớn (80x40cm) trong quá trình dụ chim ban đầu và thu nhỏ lại (50x20cm) sau khi chim vào nhà ở và nên nhớ rằng nên làm ống chắn sáng tại lỗ. Tường nhà nuôi Yến có thể làm bằng gỗ, ván cách nhiệt hoặc là gạch lỗ xây 2 lớp. Trần nhà có thể dùng ván gỗ, bê tông tổng hợp hoặc bê tông dùng đổ mê trong xây dựng đều được cả.

 Về mái nhà nuôi Yến nên thiết kế một độ nghiêng thích hợp vì điều kiện này có thể ảnh hưởng đến độ nóng của nhà nuôi. Bạn có thể dùng tôn, ngói, bê tông để làm mái nhưng đừng nên đổ nước lên mái nhà vì như thế độ ẩm trong nhà nuôi chim Yến sẽ không ổn định. Nuôi yến trong nhà là một nghề không chỉ đòi hỏi người nuôi yến phải có nghệ thuật mà việc áp dụng những kỹ thuật công nghệ là hết sức cần thiết.  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét