Thứ Hai, 8 tháng 10, 2018

Cách xây dựng nhà nuôi chim yến - Cách giữ chim yến an toàn trong nhà nuôi chim yến

Các chuyên gia đều cho rằng, Việt Nam có điều kiện nuôi chim yến cho tổ chất lượng tốt hơn cả Indonesia và Malaysia. Nhiều nhà đầu tư Malaysia, Đài Loan đã và đang tìm cách xây nhà nuôi yến tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong khi hiện nay Indonesia có trên 200.000 căn nhà yến, Thái Lan trên 70.000, Malaysia trên 35.000… thì Việt Nam hiện chỉ có khoảng 3.000 – 5.000 căn quy mô nhỏ lẻ, tự phát. Sản lượng yến sào của Indonesia 105 tấn, Thái Lan 35 tấn, Malaysia 12 tấn… Việt Nam hiện có khoảng 4,5 tấn, trong đó 70% chủ yếu là yến sào tự nhiên, thu hoạch từ các đảo.

 Người quan tâm đến cách nuôi chim yến trong nhà thường không xa lạ với công thức: Thành công trong cách nuôi yến phụ thuộc 40% vào địa điểm, 50% phụ thuộc vào kỹ thuật, 10% là do yếu tố may mắn. Hay nói cách khác, một nửa thành công của nghề khai thác “vàng trắng” này đều nằm ở kỹ thuật. Và sau những đúc kết từ quá trình triển khai thực tế, nuoiyensao.com xin được giới thiệu với các bạn những lưu ý cơ bản về cách nuôi yến.

1. Đặc điểm nơi ở của chim yến ra sao ?






Chim yến ưa sự yên tĩnh hoang sơ, chúng thường đến trú ngụ ở các ngôi nhà cũ, ít sử dụng. Do vậy, ngôi nhà nuôi yến lý tưởng nên gần đồng ruộng, bụi cỏ, rừng cây thấp, biển, sông, hồ – tạo điều kiện để chim tìm mồi dễ dàng, nhất là vào mùa mưa. Nhà nuôi yến mới phải được xây trong vùng có chim yến sinh sống, khu vực chim kiếm ăn, dưới đường chim bay. Không xây nhà ở nơi có nhiều hãng xưởng, nhà máy, các côn trùng – nguồn thức ăn của yến – thường sẽ bị tiêu diệt do đô thị hóa. Nhà chim thường giống 1 cái kho lớn có thể là hình khối ống, hoặc hình khối chữ nhật tùy vào địa thế miếng đất. Nhà có thể lợp mái hoặc mái bằng. Thường nhà nuôi yến có kích thước từ 10 x 20m. Nhà chim có thể tổ hoặc nhỏ hơn chút ít nhưng phải tìm cách để tăng sức chứa chim ở trong phòng như chia nhà thành 1 số tầng (3 – 5 tầng). Độ cao của mỗi tầng nhà chim yến nên ít nhất là 2m. Số tầng tối thiểu nên là 2.

Nhà yến 1 tầng ít có cơ hội thành công hơn bởi quá thấp, không thuận tiện về đường bay của chim, nhiệt độ, độ ẩm khó điều chỉnh, ít điều kiện để chim lựa chọn một chỗ thích hợp nhất cho nó. Nhà chim phải xây ở nơi tương đối an toàn tránh các loài dịch hại như chim quạ, đại bàng, chim cắt… là những loài thích ăn thịt chim. Các loài chim săn mồi này sẽ làm chim yến sợ và sẽ tìm nơi khác an toàn hơn. Tường nhà nên dày 20 – 25cm. Vữa nên là hỗn hợp cát, vôi, xi-măng theo tỉ lệ 3:2:1. Trong các vùng nóng để giảm nhiệt độ của nhà chim có thể xây gạch 2 lớp, giữa 2 lớp gạch cách nhau 1 khoảng không 5cm. Mặt ngoài và trong của tường phải phủ 1 lớp vừa, nhất là mặt ngoài phải phủ xi-măng làm cho trơn láng để tránh chuột…, mặt trong chỉ có thể tráng vừa. Mái và nóc nhà phải lợp kỹ để tránh mưa. Mái lợp ngói cũng có thể lợp bằng vật liệu khác như tôn lạnh. Ở khu vực nóng thì nhà nuôi chim yến nên đặt mái với góc nghiêng 45 độ và nhỏ hơn 30 độ với khu vực lạnh để hấp thụ nhiệt tốt hơn.

Hiện nay, theo cách nuôi chim yến trong nhà hiện đại thì chúng tôi tư vấn nên xây nhà nuôi yến không lợp mái, để trần phẳng, đổ bê tông, trên trần nhà là hệ thống chống nóng bằng gạch và có lót vật liệu chịu nóng. Về số phòng, nếu không đặt phòng dạo chờ ở phía trên, vẫn cần thiết kế một phòng dạo cùng tầng với phòng nghỉ. Vì khi vào nhà, yến thích bay lượn trước khi vào phòng nghỉ qua 1 cửa. Ngôi nhà nên chia làm nhiều phòng, tối thiểu 4m x 4m (cao 3 – 4m). Nếu do điều kiện phòng hẹp hơn chút ít thì chiều cao phải tăng lên, có thể bỏ vách ngăn giữa 2 phòng liền kề để không gian rộng thêm. Nên có cửa thông với nhau giữa các phòng nhỏ. Kích thước và kiểu dáng cửa giữa các phòng có thể khác nhau, lý tưởng là 20 x 20cm.

2. Lưu ý khi xây nhà yến thành công




  Trong quá trình xây nhà nuôi yến nên chú ý đến khoảng trống thông tầng thẳng từ trên để chim có thể bay lượn tự do giữa các tầng một cách dễ dàng như trong khe sâu của hang đất hoặc miếng làm bằng xi-măng. Nên gắn thêm các xà gỗ trên trần trong phòng nuôi yến để nhà để chim bám và tăng diện tích làm tổ. Kích thước các ván gỗ hoặc miếng lam này dày 1,5 – 2cm, rộng từ 15 – 20cm. Bạn có thể dung gỗ teach – một loại gỗ xốp nhẹ, dai bền, không mùi (yến không thích ở nhà có mùi lạ), màu trắng, và yến bám rất dính vào loại gỗ này. Nên quét tường bằng vôi trắng, màu trắng dễ chịu, phẳng và không dễ bị hư hỏng.

Mặt trong nhà chỉ cần tô trát tường mà không quét vôi. Theo cách nuôi chim yến trong nhà hiện nay, nên xử lý thêm bề bằng những tấm lưới nhựa được treo sát vào tường. Với chất liệu này, chim yến vẫn có thể bám và làm tổ rất hiệu quả. Khi thu hoạch tổ chỉ cần gỡ lớp dưới xuống, tiện dụng và rất vệ sinh. Nên xây nhà nuôi yến ở nơi có ánh sáng gần như trong hang động, cường độ ánh sáng khoảng 0,2-0,6 lux.

Về độ ẩm lý tưởng là 75- 90%, nhiệt độ từ 27 đến 290C. Để tạo được nhiệt độ và độ ẩm như trên, chúng ta cần chú ý độ cao của căn nhà, theo nhiều khuyến cáo hiện nay thì nên xây nhà nuôi yến ở độ cao dưới 500m, theo chiều gió, giúp đem lại hơi ẩm trong không khí. Hướng cửa hợp lý phụ thuộc hướng chim bay đi về trong ngày. Về cửa ra vào của chim phải đặt ở trên để không bị cản trở lúc chim bay ra bay vào. Với nhà yến mới, kích thước lỗ ra vào của chim phải là 40 x 80cm. Về sau nên điều chỉnh lại để phòng không bị sang quá, kích thước nhỏ nhất là 30 x 20cm, lớn nhất 45 x 30cm. Với cửa cho người ra vào thì chỉ nên xây 1 cửa, khi đi vào cần qua 1 phòng nhỏ, rồi mới đến cửa đi vào phòng chim. Ngoài ra, để giữ được nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng mờ tối ta cần phải tính đến sự thông gió. Kiểu lỗ thông gió có thể là ống thông gió hình chữ “L”,hình ống thẳng đặt xéo hoặc chừa các cửa sổ nhỏ trực tiếp khi xây nhà theo kiểu so le giữa 2 lớp gạch. Ống thông phải ổn định và có biện pháp chống côn trùng bay vào tổ.

Cũng có thể lắp 1 số quạt quay thông gió. Để điều chỉnh độ ẩm, nền nhà có thể không lót gạch nhưng nên có một số chậu, bể nước cạn. Theo cách nuôi chim yến trong nhà của nuoiyensao.com thì có thể xây các ống nước theo tường từ nền lên cao 1,5m có rãnh thu gom nước chảy về 1 phía để tiện vệ sinh nhà yến. Sự phun tưới nước xung quanh nhà yến giúp hạ thấp nhiệt độ và tăng độ ẩm và có thể lắp thêm hệ thống bơm nhỏ để bơm nước lên, đi qua ống nhựa đục lỗ rồi để nước chảy xuống – giống như lạo bơm dùng cho hồ cá. Nên xây nhà nuôi yến trong một khuôn viên có đất xung quanh để chim có 1 sân lượn, nên là hình vuông, tối thiểu là 16 m2. Xung quanh tường là một rãnh nước nhỏ để tránh kiến. Xung quanh có thể trồng thêm chuối, sung, keo đậu… nhưng không được cao quá lỗ cửa để tránh cản trở khi chim bay ra bay vào. Do yến có khứu giác rất nhạy, do vậy các nhà nuôi yến nên kết thúc trước mùa sinh sản khoảng 2 tháng để mùi vôi và xi-măng bay bớt và ngôi nhà trở nên cũ hơn.

Đồng thời, nhà nuôi chim yến sẽ được phun dung dịch có mùi thơm hữu cơ để chúng ngửi thấy giống như mùi cơ thể chúng cùng với tiếng gọi bầy đàn thì sẽ khuyến khích chúng chấp nhận ngôi nhà đó vào mùa giao phối. Người nuôi yến trong nhà thường dùng phát tiếng gọi của yến dễ dẫn dụ chim đến làm tổ. Khi nghe tiếng chim gọi bạn tình phát ra, những con chim yến bay ngang qua sẽ bay đến ngôi nhà có tiếng gọi bạn. Khi đã bay vào nhà rồi chim nhận thấy điều kiện sống phù hợp với chúng, do đó nhiều chim gọi nhau đến tiếp mỗi ngày, số lượng, đàn chim nhiều hơn và dần dần về làm tổ ở đây. Theo tính toán trung bình của nuoiyensao.com, chi phí cho việc xây mới nhà nuôi yến thì chi phí xây dựng thô khoảng từ 2.500.000 – 3.000.000 VND/m2 tùy theo cùng miền; chi phí lắp đặt thiết bị từ 720.000 – 860.000VND/m2 tùy theo mô hình. Nuôi chim yến là tìm cách dẫn dụ chim vào nhà, chim ở lại, gây đàn, làm tổ. Để nuôi yến thành công đòi hỏi người nuôi phải trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết về cách nuôi chim yến trong nhà. Tốt nhất bạn nên thuê chuyên gia tư vấn hoặc tham khảo từ những người đã có kinh nghiệm.

 Chúc bạn thành công! Với những ngôi nhà mới chưa có yến sào nào hoặc chưa có chim yến vào ở, ta có thể nghĩ về hệ thống bảo vệ sau, tuy nhiễn vẫn phải có sự chuẩn bị trước. Cách tốt nhất là nên chuẩn bị mọi thứ ngay từ đầu khi ta xây nơi làm tổ cho chim, những căn phòng mà có thể được lắp đặt khi bắt đầu xây dựng. Điều này giúp chúng ta sau này không quấy rầy cuộc sống của chim trong khi chúng đang làm tổ. Hãy cùng tìm hiểu về các cách bảo vệ sự an toàn của chim yến nhé.

Xây tường chắc chắn bao quanh sân của nhà nuôi chim

– Để bảo vệ chim khỏi những kẻ xâm phạm, vì vậy chúng sẽ thực hiện mọi hoạt động trong sân chim bay dạo một cách an toàn.

 – Để tránh những loài thú khác, chẳng hạn như mèo, chuột, rắn, và những con khác đến gần ngôi nhà vì tường trơn, cao và không có lỗ

 – Để ngăn những tên trộm. Chúng sẽ cảm thấy khó khăn khi muốn phá tường trước khi có thể đi vào ngôi nhà nuôi chim.





Cửa ra vào cho người vào trong


– Cửa phải đủ cứng để khó phá vỡ. Ta có thể làm cửa đôi và sử dụng sắt để làm cửa chắc chắn hơn.

 – Sử dụng tay cầm cứng, khóa an toàn và những chìa khóa bí mật.

 – Cửa phải được lắp chặt vào tường để trộm và những kẻ xâm phạm khác không thể vượt qua.

Mái và trần nhà nuôi chim


 
– Mái phải chắc chắn, ta có thể khung kim loại hoặc sắt để lợp mái

 – Trần nên được làm theo cách khó phá vỡ. Với mục tiêu này, ta có thể sử dụng bê tông trong khi làm trần. Tuy nhiên nên xem xét tác động của nó đến điều kiện không khí bên trong phòng, vì nó có thể khiếng không khí bên trong nóng hơn bình thường.

Các lỗ ra vào cho chim


– Cố gắng làm các lỗ có kích thước lý tưởng theo nhu cầu của chim. Chúng ta có thể gia cố nó bằng sắt và bọc chúng bằng dây sắt…

 – Lắp đặt hệ thống bảo vệ quanh các lỗ để những kẻ thù của chim, đặc biệt là loại thằn lằn không thể vượt qua.


Bảo vệ ngôi nhà nuôi chim


– Có thể sử dụng người bảo vệ để canh giữ ngôi nhà chim yến

Hệ thống bảo vệ và chuông báo động


– Ta có thể lắp đặt điện được dùng cho hệ thống bảo vệ khi ta xây dựng, trước khi chim đến và làm tổ bên trong.

Kỹ thuật nuôi chim Yến tại nhà kiếm vài trăm triệu mỗi năm và bảo quản yến sào đúng cách

Để có kỹ thuật nuôi chim Yến đúng cách cần phải nắm vững các yêu tố sinh trưởng, môi trường và điều kiện sống của loài chim này mới tạo ra được những hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi chim.

Ở nước ta hiện nay có một số loài chim Yến khác nhau tiêu biểu như: Yến cỏ Việt Nam, Yến cỏ cây dừa hay Yến hàng và Yến tổ trắng,....mỗi loài có mỗi đặc tính khác nhau. Vậy làm sao để có thể nuôi được chim Yến trong nhà là cả một quá trình không đơn giản đòi hỏi bạn phải kiên trì và điều quan trọng là phải có hứng thú.

Nhiệt độ thích hợp nuôi chim Yến là bao nhiêu ?






Chim Yến nuôi trong nhà phải đảm bảo được độ ẩm từ 75- 90%. Nhiệt độ: 27 – 290C. Để tạo được nhiệt độ và độ ẩm như trên, chúng ta cần thực hiện những việc cần thiết như độ cao của căn nhà hợp lý. Địa thế của căn nhà xây theo chiều gió, giúp đem lại hơi ẩm ướt trong không khí. Để giữ được nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng mờ tối ta cần phải tính đến sự thông gió. Ống thông với lỗ hổng phải ổn định và có biện pháp chống côn trùng bay vào tổ. Cũng có thể lắp 1 số quạt quay thông gió.

Làm nhà cho chim Yến


Chim Yến là động vật hoang dã chưa thuần dưỡng, chúng thường sống trong những hang động tự nhiên. Do đó, muốn nuôi chim Yến trong nhà trước hết cần phải tạo ra một môi trường sống y như ngoài thiên nhiên để chúng cảm thấy an toàn. Nuôi chim yến không cần quỹ đất lớn, có thể xây nhà nuôi ở vùng đất kém màu mỡ, không sản xuất nông nghiệp được. Độ cao của mỗi tầng nhà chim ít nhất là 2m đối với những vùng lạnh.

Tuy nhiên cần chú ý là có khoảng thông tầng. Làm sao cho bầu không khí trong phòng giống như trong các hang vách đá tự nhiên. Số tầng tối thiểu là 2 tầng. Nhà yến 1 tầng ít có cơ hội thành công hơn bởi nó quá thấp, không thuận tiện về đường bay của chim, nhiệt độ, độ ẩm khó điều chỉnh, ít điều kiện để chim lựa chọn 1 chỗ thích hợp nhất cho nó.

Kỹ thuật nuôi và dẫn dụ chim Yến


Kỹ thuật nuôi chim Yến không phải ai cũng có thể nuôi và thành công. Vì ngoài tiền đầu tư rất lớn ra còn chịu nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến thành công của một nhà yến, như vị trí xây nhà yến. Kỹ thuật xây dựng như vật liệu làm nhà, kích thướt, độ cao, hướng bố trí cửa chính - phụ, giờ mở loa, loại loa - âm lượng, âm thanh trong - ngoài nhà - âm thanh theo mùa - thời điểm. Cách bố trí hệ thống phun sương. Hóa chất phun trong nhà... Quy hoạch các loại cây trồng quanh nhà yến. Ngoài ra còn nhiều yếu tố phức tạp khác.

 Do đó nếu muốn làm giàu từ việc nuôi Yến chắc chắn phải thực sự vững tâm, kiên trì và quan trọng là hứng thú. Nuôi Yến trong nhà là một nghề không chỉ đòi hỏi người nuôi Yến phải có nghệ thuật mà việc áp dụng những kỹ thuật công nghệ là hết sức cần thiết. Điều đầu tiên cần làm đó là dẫn dụ chúng ổn định trong tổ. Phương pháp để có thể dụ chúng chính là nhờ vào các thiết bị âm thanh, cải tiến các loại loa để phát ra tiếng chim lan xa.




Chim Yến sinh sản


Chim Yến sinh sản theo mùa, vào khoảng giữa tháng 01 chim bắt đầu xây tổ, đến giữa cuối tháng 3 bắt đầu đẻ trứng. Chim Yến đực và cái cùng nhau làm tổ, cùng ấp và nuôi chim con, sinh sống khá ổn định. Chim Yến 8 - 10 tháng tuổi thành thục và đẻ trứng lần đầu. Chim xây tổ 30-80 ngày, giao cấu và đẻ trứng 5 - 8 ngày, ấp trứng: 23 - 30 ngày, từ trứng nở đến lúc chim non bay khỏi tổ là 43 ± 3 ngày. Chim non nở ra trụi lông, màu hồng nhạt, da nhăn nheo. Sau 5 - 6 ngày tuổi, đâm lông tơ, lông mọc rất ít, chậm và giữ ít lông như vậy đến khoảng 20 ngày tuổi và mọc khá đều ở 30 - 40 ngày tuổi, khoảng 45 ngày thì bay được. Trong nhà Yến để chim tự ấp nở thì mỗi năm mỗi cặp chim chỉ có thể đẻ khoảng 3 lần. Một chu kỳ sinh sản của chim khoảng 3-4 tháng, trong đó 1-2 tháng là xây tổ và 2,5 tháng ấp nở nuôi con, và có thời gian nghỉ nhưng về quần đàn thì chim yến nhà đẻ rải rác quanh năm.  

Phòng bệnh hiệu quả


Trong kỹ thuật nuôi chim Yến bệnh thường gặp nhất chính là chân bị đỏ và sưng tấy. Nguyên nhân chính là do chim ít vận động, cũng có khi là do gien di truyền và đặc biệt do các ký sinh trùng như mạt, rệp, ve tấn công sẽ khiến chim bị suy dinh dưỡng. Cách phát hiện bằng cách quan sát nếu thấy chim khi đứng hay co một chân lên. Lúc này có thể nói bệnh đã có dấu hiệu trở nặng và rất nhạy cảm với tác nhân bên ngoài. Nếu vết trầy xước nhỏ thì có thể trị bằng cách sát khuẩn ngay bằng thuốc sát khuẩn thông thường như cồn, oxy già….. Còn nếu vết thương đã chảy máu thì sử dụng các chế phẩm giúp cầm máu.

Thu hoạch


Thức ăn chim Yến là các loại côn trùng nên nếu có chim Yến trong nhà sẽ góp phần tiêu diệt loài gây hại. Ngoài ra, nuôi chim Yến cũng cho hiệu quả kinh tế cực cao nếu nắm bắt được các quy trình kỹ thuật khoa học. Một cặp chim Yến có khả năng cho thu nhập 1 triệu đồng/năm, vòng đời chim Yến là 12 năm, tương ứng 12 triệu đồng. Yến sào là loại thực phẩm quý và giàu chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe của con người. Yến sào có thể dùng để chế biến rất nhiều món ăn để bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên, có rất nhiều người vẫn băn khoăn không biết cách bảo quản yến sào sao cho tốt nhất để không mất đi giá trị dinh dưỡng của tổ yến. Hãy cùng tìm hiểu những cách bảo quản yến sào như thế nào nhé.




Cách bảo quản yến sào trước khi chưng


Yến sào sau khi sơ chế, ta để trong rây cho ráo nước. Sau đó, chúng ta chia yến ra từng bịch nhỏ với lượng dùng phù hợp với chúng ta. Tiếp đến chúng ta để những bịch yến vào tủ lạnh để cất giữ. Mỗi lần sử dụng, chúng ta chỉ cần lấy bịch yến ra cho rã đông và chưng bình thường. Với cách bảo quản này, yến sơ chế có thể lưu trữ được 6 – 12 tháng. Tuy nhiên, để đảm bảo độ tươi ngon của yến thì chỉ nên sử dụng trong vòng 3 tháng đổ lại là tốt nhất.

Cách bảo quản yến sào sau khi chưng đúng


  Chúng ta có thể sơ chế yến sào và chưng hết lượng yến đã sơ chế. Sau khi chưng xong để nguội, chúng ta đậy kín và bảo quản lại trong tủ mát. Khi nào cần sử dụng chỉ việc lấy ra ăn. Tuy nhiên, với cách bảo quản này thì hạn sử dụng chỉ khoảng 10 – 15 ngày thôi nhé mọi người. Trên đây là các cách bảo quản yến sào, chúng tôi hy vọng với những cách bảo quản trên sẽ giúp ích được Quý khách hàng trong việc bảo quản và lưu giữ yến sào với đầy đủ chất dinh dưỡng nhất.

Các loại gỗ làm nhà yến và Cách nuôi chim yến trong nhà nuôi yến

Từ khi ngành nuôi yến du nhập vào Việt Nam, thanh sử dụng làm tổ trong nuôi yến sào cũng có nhiều thay đổi. Ban đầu, kỹ thuật sử dụng gỗ hỗn tạp, rồi chuyển qua bê tông và một số loại gỗ khác….Hiện nay, với kinh nghiệm và sàng lọc kỹ thuật qua nhiều năm cộng với du nhập công nghệ nuôi yến mới từ nước ngoài. Thanh gỗ làm nhà yếnđược chọn là gỗ Bạch tùng và Red Marenti được xem là lựa chọn tối ưu nhất. Sau nhiều thành công đem lại, hầu hết hiện nay kỹ thuật nhà yến ưu tiên hai loại gỗ này cho việc thi công nhà yến.

Gỗ Bạch tùng:





Gỗ Bạch tùng thuộc họ Podocarpaceae, phân bố ở Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Philippin. Ở nước ta, cây mọc ở các khu vực núi cao miền Bắc và Tây Nguyên, tại các rừng ẩm núi cao từ 700 – 2000m, thường mọc hỗn giao với loài cây lá rộng. Phân bố của loài rất thưa thớt, không tìm thấy cây mọc thành đám. Tái sinh tự nhiên chủ yếu ở chỗ trống, ven đường đi. Khả năng gây trồng khó và sinh trưởng chậm.màu vàng nhạt hay màu nghệ, thớ mịn, có giá trị, dễ gia công chế biến, đ­ược khai thác mạnh ở khắp nơi để dùng làm gỗ xây dựng và trần nhà, sàn nhà. Tỷ trọng đạt 0,56. đẹp và hiếm nên vẫn đ­ược ư­a dùng.

Gỗ Red Meranti:


  Gỗ Red Meranti (Red Geronggang) có hơn 64 loại và mỗi loại có từng tên gọi riêng. Loại Gỗ Đỏ Meranti (Red Geronggang) được sử dụng làm nhà nuôi yến được biết đến với tên gọi “Red Geronggang” trong tiếng Malay, tên thực vật của Geronggang là “Cratoxylum Spp”. Rất nhiều nhà nuôi yến đã thành công nhờ sử dụng loại gỗ đỏ đặc biệt này. Gỗ đỏ Meranti được sấy ở nhiệt độ 300 độ C trong 7-10 ngày, độ ẩm trong gỗ chỉ còn lai 10-12%. Ngoài ra còn được tiệt trùng để loại trừ khả năng vi khuẩn có hại, côn trùng sinh sôi. Cùng với sự chăm sóc nhà Yến cẩn thận thì loại gỗ này không bị ẩm mốc dễ dàng. Hơn nữa, Giá bán gỗ Bạch tùng gỗ Red Meranti khá là hợp lý, phù hợp với chi phí thi công nhà yến. Cuối năm 2017 này, chúng tôi đã nhập khẩu khối lượng lớn gỗ làm nhà yến.

Như thường lệ, loại gỗ Bạch tùng và Red meranti để phục vụ phân phối cho thị trường cả nước và đưa vào thi công các công trình nhà yến đang thi công. Kể từ khi bắt đầu tồn tại chim yến trong nhà nuôi, việc chăm sóc và nuôi chim yến trong nhà rất dễ dàng, bởi vì chúng ta không thực sự cần dụ chim mồi và chim yến nữa. Cho tới lúc chim yến đã quen và muốn làm tổ ở trong nhà nuôi yến, thì sau đó chúng ta không nên làm rối loạn điều kiện của ngôi nhà yến đó. Để nhận được và thu hoạch yến sào tốt về mặt chất lượng và số lượng, cần quản lý và chăm sóc nhà yến cẩn thận với hy vọng ngôi nhà đó chim yến muốn ở. Chúng ta phải cố gắng bảo đảm các điều sau đây:

Chú ý mật độ của chim yến






– Tổ chức sắp xếp và bảo vệ ngôi nhà yến tốt nhất có thể.

 – Nên chú ý đến tình trạng phân bố của chim yến ở trong nhà, làm sao để cho mật độ chim không cao quá, bởi vì như thế các tổ sẽ dính sát lẫn nhau và hình dạng tổ không hoàn chỉnh.  

Cung cấp & bổ sung thức ăn trong mùa khô ráo đúng


– Vào mùa khô, các nguồn thức ăn để chim sử dụng thường rất ít. Điều này gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của chim yến.

 – Chất lượng thức ăn mà chim nhận được mỗi ngày sẽ ảnh hưởng đến nước bọt của chim. Như vậy thức ăn đã ảnh hưởng đến chất lượng tổ yến, màu sắc và hình dạng.

 – Trong mùa khô chim yến cần được cung cấp thêm thức ăn tăng cường, loại giống như côn trùng bay, mà chúng sống trên cây hoặc trong đất như ruồi, muỗi, kiến cánh, rận rệp, mối… Các côn trùng này chứa nhiều vitamin, chất khoáng, protein… cần cho cuộc sống của chim. Thức ăn thường được cho vào buổi chiều.

Cần dọn dẹp sạch sẽ , loại bỏ các mối họa địch hại






Sự tấn công của các địch hại của chim yến như chuột, dán, sâu bọ …sẽ làm chim yến thấy mất yên tĩnh, không an toàn và yến sào sản xuất ra cũng thường bị hư hỏng.

Thu hoạch yến sào hiệu quả


Thực hiện thật tốt phương pháp thu hoạch tổ yến, với chương trình chính xác. Phương pháp thu hoạch sai sót có thể dẫn đến không thành công về chất lượng yến sào mà càng tai họa hơn nữa là chim yến có thể bỏ đi nơi khác.

Tổ yến vụn và những điều chưa biết và Cách phân biệt tổ yến non - tổ yến già

Yến sào là một món ăn giàu chất dinh dưỡng và quý giá, rất tốt cho sức khỏe của chúng ta. Trên thị trường hiện nay, có xuất hiện một số nơi bày bán yến sào vụn. Vậy yến sào vụn là gì? Nó có tốt cho sức khỏe của chúng ta không? Hãy cùng tìm hiểu về yến vụn nhé.  

Yến sào vụn



Yến vụn là phần yến sào bị bể vụn trong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến tổ yến. Yến vụn có kích thước chỉ bằng đầu ngón tay hoặc nhỏ hơn.

Tại sao có yến vụn?


Yến vụn từ quá trình khai thác: khi khai thác tổ yến, một phần đáy tổ bị vỡ nhỏ, rơi xuống sàn. Khi dọn dẹp sàn nhà nuôi chim yến, phần yến vụn này được sàn lọc tạp chất và tận dụng lại. Đây chính là yến vụn được bày bán trên thị trường phổ biến nhất. Yến vụn từ quá trình vận chuyển và chế biến: số lượng này thường không đáng kể và không sử dụng bán đại trà.

Yến vụn có tốt không?


Yến vụn từ quá trình khai thác thường rất bẩn, do sàn nhà nuôi chim yến thường lẫn nhiều phân chim và các tạp chất. Do đó, quá trình làm sạch loại yến này thường phải qua rất nhiều lần nước hoặc chà dầu để giảm chi phí nhân công. Vì vậy, yến sào vụn không còn giá trị dinh dưỡng vì các dưỡng chất đã bị rửa trôi trong quá trình làm sạch yến.  

Các cách nhận biết yến vụn kém chất lượng


- Không hình thành sợi yến.

 - Khi chưa qua quá trình làm sạch, yến rất hôi và xỉn màu.

 - Yến vụn khi chưng lên hoàn toàn không có mùi tanh.

Có nên dùng yến vụn không?





Theo như chúng tôi thì chúng ta không nên sử dụng yến vụn vì:

 - Yến vụn sau khi trải qua quá trình làm sạch hầu như không còn chút giá trị dinh dưỡng nào hết.

 - Yến vụn không có mùi vị, khi thưởng thức không có cảm giác ngon miệng.

 - Tốn chi phí để mua về, nhưng lại không mang lại hiệu quả khi sử dụng Yến sào là loại thực phẩm cực kỳ giàu dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe cho con người. Trong đó, yến sào non là loại yến sào được sử dụng và rất tốt cho trẻ em. Nhưng liệu có ai đã từng biết yến non là gì? Chúng khác với yến sào già ra sao? Hôm nay, sẽ cùng bạn tìm hiểu và giải đáp các thắc mắc trên nhé.

Yến sào non


Là những loại yến sào được thu hoạch ngay khi chim yến vừa mới làm tổ và chưa đẻ trứng. Yến non thường rất nhỏ và mỏng, nhưng lại rất tanh thơm và chưa bị dính phân hay các chất cặn bẩn từ chim yến. Vì những yến sào này được thu hoạch ngay khi chim yến mới làm tổ nên yến non có giá trị dinh dưỡng rất cao, rất sạch sẽ, nên rất phù hợp và thích hợp sử dụng cho trẻ nhỏ vì hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn khá non nớt. Yến sào non được thu hoạch từ môi trường nhà yến rất sạch, các nhà nuôi yến này chỉ mới hoạt động trong vòng 1 đến 3 năm, do đó yến non khá hiếm và có giá thành khá là cao, chỉ nên sử dụng dành cho trẻ em bị suy dinh dưỡng và có sức đề kháng yếu.  




Yến sào già



Trong khi đó, yến sào già là loại yến sào có thời gian đóng tổ trong nhà nuôi chim yến lâu hơn, tổ được chim bỏ lại sau khi chim con đã lớn và bay đi. Lúc này, các chủ nhà yến mới hái cái tổ này xuống, vì nếu không hái thì chim yến lại tiếp tục làm thêm cái tổ mới chồng lên yến sào cũ cho lần sinh sản kế tiếp. Loại yến sào già thường thích hợp sử dụng cho người lớn hơn là sử dụng cho trẻ nhỏ. Yến sào già thường có màu ngà ngà, sợi yến to và dày hơn sợi yến của yến sào non. Cùng một thời gian chế biến, yến non sẽ nhanh mềm hơn, còn yến già sẽ dai hơn. Do đó, cách nhận biết yến non và yến già tốt nhất là đem yến sào đi chế biến, vì nếu nhìn bằng mắt thường thì sẽ rất khó phân biệt được.

Trẻ bị dị ứng hải sản có ăn yến sào được không? Thử chim và Chọn địa điểm xây nhà nuôi chim yến

Đồ hải sản là loại thức ăn rất bổ dưỡng dành cho trẻ em, nhưng tùy từng người mà sẽ có một số trẻ bị dị ứng với hải sản. Với các bé không thể ăn được hải sản, có thể xem như bé mất đi một nguồn thực phẩm dinh dưỡng quý giá. Do đó, các phụ huynh muốn thay thế hải sản nó bằng một loại thực phẩm dinh dưỡng hơn là tổ yến. Nhưng chúng ta cũng lo lắng là không biết liệu các bé con mình có bị dị ứng với cả yến sào hay không. Hãy cùng tìm hiểu về trẻ bị dị ứng hải sản có sử dụng được yến sào không nhé.  

Yến sào có phải là thực phẩm hải sản





Yến sào gồm có 2 nguồn cung cấp chính, đó chính là yến nuôi và yến tự nhiên. Yến tự nhiên là chim yến làm tổ ở ngoài biển, ở các đảo, ở những nơi có hang đá ẩm ướt và không gian yên tĩnh… Nếu là yến tự nhiên thì xuất xứ có một phần từ biển mà ra. Nhưng yến sào vẫn không phải là hải sản và không có bất cứ một mối liên quan gì với hải sản cả. Do đó, vấn đề trẻ bị dị ứng hải sản và dị ứng yến sào là không phải cùng một vấn đề.

Trẻ nhỏ bị dị ứng hải sản vẫn sử dụng được yến sào


Do hải sản và yến sào không có bất cứ liên quan gì đến nhau nên các vị phụ huynh không cần quá lo lắng chuyện các bé khi ăn yến sào sẽ bị dị ứng (do các bé đã bị dị ứng với hải sản). Do các bé đã mất đi một nguồn dinh dưỡng quý giá từ hải sản rồi, nên các vị phụ huynh cần bổ sung thêm cho các bé những món ăn từ các nguồn dinh dưỡng khác như yến sào chẳng hạn.   Yến sào có rất nhiều tác dụng đối với các bé như tăng cường sức khỏe, bổ sung dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, kích thích tiêu hóa, kích thích não phát triển, giúp trẻ thông minh hơn…

 Nhưng để chắc chắn các bé không bị dị ứng với tổ yến, các vị phụ huynh nên cho các bé dùng thử với lượng yến vừa phải lúc mới bắt đầu sử dụng. Chỉ nên cho các bé sử dụng với một liều lượng rất ít và đợi phản ứng của cơ thể các bé với yến sào như thế nào. Nếu các bé không có phản ứng gì hết thì chúng ta có thể hoàn toàn yên tâm và tăng liều lượng ở những lần chế
biến sau cho trẻ.

Trẻ nào không được sử dụng yến sào?



Chúng ta có thể chia thành 2 nhóm trẻ em không được sử dụng yến sào như sau:

 – Các bé dưới 12 tháng tuổi. Do vào thời điểm này, hệ tiêu hóa của các bé chưa hoàn thiện và đủ cứng cáp nên chưa thể hấp thụ được các thực phẩm có thành phần bổ dưỡng.

 – Các bé bị mắc các bệnh như cảm cúm, nhức đầu, đau bụng do lạnh, đầy bụng, trẻ bị viêm da, viêm phế quản cấm, trẻ bị gầy yếu, cơ thể xanh xao, tỳ vị hoạt động yếu…  Chim yến phù hợp với nhiệt độ không quá nóng, cũng không quá lạnh, khoảng từ 27 – 29 độ C. Một số tỉnh phía Bắc trước đây đã thất bại trong việc nuôi yến vì vào mùa đông lạnh, chim yến không chịu được rét mà chết. Với nhiệt độ quá nóng thì chim yến cũng không thể nào trụ lại được. Chính vì thế, việc chọn địa điểm xây dựng nhà nuôi chim yến là yếu tố cơ bản đầu tiên và cũng là khâu rất quan trọng để bắt đầu tiến hành các bước xây dựng tiếp theo. Hãy cùng tìm hiểu về quy trình thử chim và chọn địa điểm xây nhà yến nhé.





Những lưu ý khi thử chim và chọn địa điểm xây nhà nuôi chim yến

1/ Nên

 – Nên xây ở khu vực xung quanh đã có nhà nuôi yến thành công thì khả năng phát triển của nhà yến sẽ cao hơn.

– Khảo sát chọn lựa địa điểm và môi trường kỹ càng thông qua các thiết bị thử chim chuyên dụng.

  2/ Không nên

 – Không xây dựng gần xí nghiệp, nhà máy, khu dân cư đông đúc ồn ào.

 – Không xây dựng nơi có không khí khói bụi, ô nhiễm sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của nhà yến, khiến tốc độ tăng đàn chậm hoặc tệ hơn là chim không thể làm tổ được.

Quy trình thử chim và chọn địa điểm xây nhà nuôi chim yến đúng


1/ Địa điểm thử chim


Địa điểm thử chim chính là nơi chủ đầu tư sẽ xây dựng nhà yến. Lưu ý: Nơi xây dựng nhà yến phải là nơi có điều kiện thiên nhiên đa dạng, gần ao hồ, sông suối, đồng ruộng, nơi có nhiều cây tầm thấp không ảnh hưởng đến đường bay của chim, đồng thời có quần thể sinh vật đa dạng, là nơi cung cấp nguồn thức ăn thiên nhiên phong phú cho chim yến.





2/ Quy trình thử chim


Thời điểm thử chim tốt nhất vào khoảng thời gian từ 6 giờ sáng đến 10 giờ sáng, chiều từ 16 giờ đến 18 giờ trong ngày. Đây là lúc chim ra ngoài kiếm ăn và trên đường về nhà nên độ chính xác cao hơn.

  Dụng cụ thử chim:

 – Amply.

 – USB tiếng chim thử.

 – Loa.

 – Dây loa, dây nguồn.

  Nhân sự:

 – Chuyên gia kỹ thuật nuôi chim yến

 – Chủ đầu tư

  Cách thực hiện:

– Gắn dây âm ly, nối loa và nguồn điện.

 – Cắm USB tiếng chim thử vào Amply, vặn mức âm thanh phù hợp và tiếng thử chim trong vòng từ 10 phút đến 1 giờ

 – Tùy vào số lượng chim yến bay về mà chuyên gia kỹ thuật đánh giá đây là nơi nhiều chim hay ít chim, khả năng nuôi thành công là bao nhiêu phần trăm. Thông thường, khu vực thử chim cho kết quả từ 10 con chim yến trở lên bay về khi nghe tiếng chim phát trên loa là khu vực đó có thể nuôi được.

 – Kết thúc quá trình thử chim và đưa ra kết luận cuối cùng.  

Cách bảo quản và nhận biết tổ yến có bị hư không - Những kiểu gian lận thường gặp khi mua tổ yến

Yến sào là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe chúng ta. Ngoài ra, giá trị của yến sào cũng khá cao, nên việc bảo quản để sản phẩm không bị hư hỏng là rất quan trọng và cần chú ý. Hôm nay, xin chia sẻ một chút kinh nghiệm để chúng ta có thể hình dung được bản chất của việc bảo quản là như thế nào.  

3 bước cơ bản khá hiệu quả trong việc bảo quản yến sào hiệu quả




Thứ nhất, chọn nơi bạn cho rằng khô ráo nhất trong nhà, thỏa mãn các điều kiện về sự đối lưu không khí (có gió vào thì phải có gió ra). Ánh sáng (ánh đèn sợi đốt và ánh nắng) phải ở mức độ nhẹ, bạn có thể lấy nhiệt độ ánh sáng lúc 7h sáng để làm chuẩn. Tránh bảo quản yến sào ở những nơi có độ ẩm cao (>10%).

 Thứ hai, sẽ có trường hợp các loại côn trùng và động vật làm nơi trú ẩn, và bạn biết chúng rất thích yến tổ, bởi vì độ ẩm khiến chúng tưởng đấy là nhà của mình.

 Thứ ba, hãy bảo quản yến tổ trong hộp nhựa kín nhé. Với các loại vi khuẩn hiếu khí thì nên lót thêm giấy hút ẩm ở trong hộp, vừa giảm va đập cho yến, vừa giảm vi khuẩn tạo mốc. Nếu bạn cẩn thận hơn nữa thì cho thêm vài gói hút ẩm cho an toàn.

Bảo quản yến sào đã ngâm và sử dụng không hết


Với yến đã ngâm nở: Chúng ta sẽ làm ráo nước và bỏ yến vào túi ni-lông khít miệng, bảo quản tủ ngăn đông tủ lạnh. Nhưng, cũng chưa phải là kết thúc, bởi vì khi việc bảo quản lạnh là điều bất khả kháng đối với yến tươi nên khi đưa vào tủ lạnh, nhiệm vụ đầu tiên của bạn là phải dọn dẹp thật sạch tủ, tránh để cùng với các loại thức ăn tươi sống, có mùi lâu ngày và điển hình là thức ăn đã chín. Vì sẽ tạo điều kiện sản sinh ra các loại vi khuẩn mà bạn sẽ không muốn nghĩ tới đâu, chúng sẽ làm cho yến tươi cực kỳ nhanh hỏng.

  Với yến đã chế biến thành món ăn: Khi đã chế biến thành món ăn, thời gian lưu trữ sẽ tùy thuộc vào từng loại thực phẩm chế biến cùng với yến. Mỗi một loại thực phẩm lại có khả năng lưu trữ khác nhau. Do vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ thời hạn bảo quản của từng loại thực phẩm, tránh trường hợp chất lượng yến sào bị ảnh hưởng do biến đổi của những thực phẩm được chế biến kèm. Lời khuyên: yến sào đã chế biến chỉ nên để từ 2-3 ngày.  

Làm sao để biết yến sào đã bị hỏng?






Trong trường hợp yến tổ để quá lâu hoặc bảo quản không đúng cách, yến sẽ bị ảnh hưởng bởi độ ẩm và sự oxy hóa. Lúc này, yến tổ có vẻ hơi mềm, bụi bẩn và hơi bị ẩm mốc.

  Lưu ý: Sẽ có 2 hình thức sấy yến nếu chúng ta bị rơi vào hoàn cảnh bắt buộc phải bảo quản, đó là sấy lạnh và sấy khô.

  Cách sấy khô như sau: nếu bạn có đủ trang thiết bị để sấy khô thì nhiệt độ lý tưởng sẽ là 37 độ/sấy trong 36 tiếng. Với mức nhiệt này yến sẽ giữ được 99% thành phần dinh dưỡng, độ ẩm <3% và điều đặc biệt là yến sẽ không bị cháy do nhiệt. Ngoài ra, nếu bề mặt yến tổ đã chuyển sang màu đen đồng nghĩa rằng yến tổ đã bị ăn mòn bởi vi khuẩn hoặc bị oxy hóa nghiêm trọng. Lúc này yến không thể dùng được nữa, đừng tiếc nếu như bạn không muốn bị ung thư.

1/ Yến sào tẩm đường đậm đặc (hoặc muối, chất tăng trọng)


Qua khảo sát, có thể nhận thấy đa số các loại yến sào bán tràn lan trên thị trường đều có tẩm đường đậm đặc. Mục đích của việc tẩm đường là để tăng trọng lượng, thông thường sẽ tăng lên khoảng 40% trọng lượng của yến. Ví dụ: bạn bỏ ra 4 triệu để mua 100gr yến sào thì trong đó chỉ có khoảng 60% là yến, còn lại khoảng 40% là đường. Nghĩa là bạn đã bỏ ra khoảng 1,6 triệu để mua đường. Có nhiều nơi họ tẩm đường đậm đặc vào rồi giảm giá bán, khách hàng cứ nghĩ là đã mua được hàng giá rẻ nhưng thật ra lại là đắt hơn nếu tính toán đúng lượng yến bên trong. Hơn nữa, yến sào tẩm đường đậm đặc rất dễ thu hút các loại vi khuẩn tấn công và dễ bị ẩm mốc. Sản phẩm này tiềm ẩn nhiều bệnh tật, nhất là ung thư.

  Cách nhận biết: – Đối với Yến sào sạch nguyên chất: nếm thử ở bất kỳ chỗ nào cũng có vị nhạt như bún. Cảm giác khi cầm lên là miếng yến nhẹ, dễ vỡ, không dẻo (để ngoài không khí lâu ngày cũng không dẻo). Miếng yến sẽ cho ta cảm giác bẻ nhẹ cũng có thể gãy.

 – Đối với yến sào tẩm đường (muối hoặc chất kết dính): ++ Bẻ đôi và nhai thử 1 miếng lớn bằng 1 đốt ngón út sẽ nhận thấy yến sào có vị rất ngọt (hoặc mặn). Thậm chí nhiều nơi cho đường nhiều đến nỗi, chỉ cần nếm mặt trước, mặt sau của yến sào cũng đã thấy rất ngọt. Hoặc yến sào sau khi ngâm vào nước, nếm thử nước đã dùng để ngâm cũng sẽ thấy rõ. ++ Cảm giác khi cầm lên là cứng (cảm giác khó bể do bị phủ đường hoặc chất kết dính). Nếu để lâu ngoài không khí thì miếng yến đó trở nên dẻo và dễ chuyển thành màu đen do bị vi khuẩn tấn công. ++ Mặt yến tẩm đường đậm đặc thường óng ánh khi có đèn chiếu vào.





2/ Yến huyết hiện nay


Yến huyết giả thường có 3 loại sau: – Tẩm bằng phẩm màu thông thường –> ngâm vào nước sẽ ra màu –> dễ bị phát hiện. – Nhuộm bằng chất nhuộm công nghiệp –> ngâm vào nước không ra màu –> khó phát hiện. – Dùng phản ứng hóa học để làm yến trắng chuyển thành màu đỏ, trong dân gian hay gọi là “ủ”. Yến sào được cho vào 1 hầm phân hữu cơ, trong đó có chứa NH3. Trong điều kiện nhiệt độ thích hợp, phản ứng hóa học sẽ xảy ra và làm cho Yến sào biến thành màu đỏ.   Ví dụ như rau, khi mang ra ngoài phơi rau sẽ biến thành màu vàng. Nghĩa là có biến đổi về màu sắc nhưng rau vẫn là rau, không có khác biệt gì nhiều về chất.

Yến sào trong trường hợp này cũng chỉ có biến đổi về màu, còn chất vẫn không có gì đổi khác nhưng giá cả thì tăng lên nhiều lần. Hơn nữa khi ủ trong hầm phân hữu cơ Yến sào sẽ có nhiễm nitrit, nếu cơ thể hấp thụ nhiều nitrit sẽ có nguy cơ bị ung thư rất cao.
Hiện nay yến huyết giá rẻ tràn lan trên thị trường. Thậm chí có nơi bán 1 hộp yến trắng mà tặng đến 2 tai yến huyết! Chúng ta nên suy nghĩ kỹ nếu đã bỏ tiền triệu ra mà lại mua phải chất độc hại vào cơ thể. Hãy là người tiêu dùng thông minh.

  Cách nhận biết: Yến huyết thiên nhiên thật khi cầm lên ngửi có thơm mùi muối biển, khi ngâm rất lâu mới nở ra. Vì khoáng chất nhiều nên khi chưng cách thủy rất lâu thì mới chín (thường hơn 3 giờ).

3/ Yến tươi


Yến tươi là yến sào vừa được làm sạch, chưa qua công đoạn sấy khô. Trong yến tươi có chứa một lượng lớn nước, tức là trọng lượng của Yến tươi bao gồm trọng lượng của yến và trọng lượng của nước. Khi bạn chưa chắc chắn trong yến tươi có bao nhiêu nước, bao nhiêu yến thì chưa thể đánh giá được là đắt hay rẻ. Yến tươi và yến khô về chất lượng là tương đương nhau.

Một số nơi không có đầy đủ thiết bị để sấy yến, họ kháo lên rằng yến tươi tốt hơn yến khô, điều này là không đúng. Vì mua yến tươi khó xác định được lượng nước bên trong nên khách hàng thường bị thiệt. Khách hàng có thể kiểm tra lượng yến thật bằng cách dùng quạt để sấy khô, sau đó cân lại và từ đó tính ra được giá thật của yến. Các bạn nên xác định rằng bỏ tiền ra mua Yến sào hay mua nước.

Cách phân biệt tổ yến non và tổ yến già - Cách thiết kế , lắp đặt hệ thống tạo mùi nhà nuôi chim yến

Yến sào là loại thực phẩm cực kỳ giàu dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe cho con người. Trong đó, yến sào non là loại yến sào được sử dụng và rất tốt cho trẻ em. Nhưng liệu có ai đã từng biết yến non là gì? Chúng khác với yến sào già ra sao? Hôm nay, sẽ cùng bạn tìm hiểu và giải đáp các thắc mắc trên nhé.

Yến sào non




Là những loại yến sào được thu hoạch ngay khi chim yến vừa mới làm tổ và chưa đẻ trứng. Yến non thường rất nhỏ và mỏng, nhưng lại rất tanh thơm và chưa bị dính phân hay các chất cặn bẩn từ chim yến. Vì những yến sào này được thu hoạch ngay khi chim yến mới làm tổ nên yến non có giá trị dinh dưỡng rất cao, rất sạch sẽ, nên rất phù hợp và thích hợp sử dụng cho trẻ nhỏ vì hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn khá non nớt. Yến sào non được thu hoạch từ môi trường nhà yến rất sạch, các nhà nuôi yến này chỉ mới hoạt động trong vòng 1 đến 3 năm, do đó yến non khá hiếm và có giá thành khá là cao, chỉ nên sử dụng dành cho trẻ em bị suy dinh dưỡng và có sức đề kháng yếu.  

Yến sào già


Trong khi đó, yến sào già là loại yến sào có thời gian đóng tổ trong nhà nuôi chim yến lâu hơn, tổ được chim bỏ lại sau khi chim con đã lớn và bay đi. Lúc này, các chủ nhà yến mới hái cái tổ này xuống, vì nếu không hái thì chim yến lại tiếp tục làm thêm cái tổ mới chồng lên yến sào cũ cho lần sinh sản kế tiếp. Loại yến sào già thường thích hợp sử dụng cho người lớn hơn là sử dụng cho trẻ nhỏ. Yến sào già thường có màu ngà ngà, sợi yến to và dày hơn sợi yến của yến sào non. Cùng một thời gian chế biến, yến non sẽ nhanh mềm hơn, còn yến già sẽ dai hơn. Do đó, cách nhận biết yến non và yến già tốt nhất là đem yến sào đi chế biến, vì nếu nhìn bằng mắt thường thì sẽ rất khó phân biệt được. Đối với động vật, từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành, mỗi loài đều có mùi đặc trưng riêng, giúp chúng dễ dàng nhận ra loài của mình.

Chim yến cũng vậy, chúng cảm nhận mùi bầy đàn của mình chủ yếu qua mùi phân quen thuộc mà chúng thải ra. Sở dĩ như vậy là do phân của chim yến thải ra còn có chứa khá nhiều xác côn trùng và một số chất dinh dưỡng do hệ thống tiêu hóa của chim chưa xử lý và hấp thụ hết. Ở môi trường tự nhiên dưới tác động của các loài vi sinh vật tiếp tục phân hủy xác côn trùng còn xót lại trong phân chim yến thành hỗn hợp mùi đặc trưng tự nhiên bao gồm mùi của một số khí trộn lẫn. Khi gặp mùi này, chim sẽ nhận biết được đó là bầy đàn của mình. Chính vì vậy, việc xây dựng một hệ thống tạo mùi bầy đàn cho nhà nuôi chim yến là yếu tố cực kỳ quan trọng khiến chim yến nghĩ rằng căn nhà yến này có nhiều đồng loại của mình sinh sống, từ đó sẽ kéo nhau về ở lại và xây tổ ngày một đông hơn. Các loại hóa chất tạo mùi bầy đàn bao gồm:

1/ Dung dịch Love Potion





Là hóa chất đặc biệt nhóm Aroma. Đây là loại dung dịch có màu xanh, mùi thơm đặc trưng, khá dịu. Love Potion có công dụng tạo mùi làm cho chim hưng phấn, ham muốn bắt cặp, kết bạn và sinh sản để phát triển nhanh yến sào trong nhà đồng thời thu hút chim con ở lại nhà nuôi chim yến.

  Lưu ý: Chỉ nên sử dụng khi nhà yến có bầy đàn từ 100 – 200 con.

  Cách dùng: Được sử dụng trong trường hợp khi chim vào nhà chim yến nhiều nhưng tỷ lệ ở lại ít. Pha nước với tỷ lệ 1:1, sau đó dùng bình xịt 5 lít phun từ thanh làm tổ xuống khoảng 50 cm.

2/ Bột Amoniac


Là loại bộ đặc trưng có mùi khai được trộn lẫn vào phân chim yến để giữ mùi phân được lâu. Tỷ lệ pha 1:40.

3/ Dung dịch PW Super


Dung dịch PW Super là loại dung dịch hóa chất quen thuộc đối với những người nuôi chim yến, đây có thể coi như một loại nước hóa mới quyến rũ chim ở lại, sinh sôi nảy nở, giúp việc thu hút chim đạt hiệu quả tối đa. Ngoài ra, PW Super còn được dùng để khử sạch hoàn toàn mùi xi măng trong nhà nuôi chim yến khi mới xây xong.

  Cách dùng: Dùng để phun lên loa miệng hang, vách tường. Lắc đều trước khi sử dụng. Phun lên tường, phù hợp cho nhà mới và nhà cũ, pha vào nước với tỷ lệ 1:1, cứ 20 ngày phun 1 lần. Không được xịt trên tấm làm tổ mà chỉ xịt trên vách tường khoảng 2m tính từ sàn nhà và khoảng 0.5m tính từ tấm làm tổ xuống. 

4/ Phân chim yến





Phân chim yến là sản phẩm được thu nhặt trực tiếp ngay tại các nhà nuôi chim yến do chúng tôi xây dựng, đảm bảo nguyên chất, không pha tạp các loại hóa chất khác nên có chất lượng tốt hơn rất nhiều nơi cung cấp khác. Ưu điểm vượt trội của loại này là giá thành khá rẻ mà hiệu quả mang lại rất lớn. Mùi hương bầy đàn có thể coi là tự nhiên nhất trong các loại hóa chất tạo mùi. Thích hợp sử dụng cho các nhà nuôi chim yến mới xây dựng.

  Lưu ý: Nên chọn phân ở các nhà yến có số lượng tổ thu hoạch từ 5 kg trở lên/tháng thì phân mới đảm bảo còn tươi. Cách dùng: Tùy vào diện tích nhà yến cũng như mục đích nuôi mà sử dụng lượng phân chim ít, nhiều khác nhau. Phân nên ủ từ 3 – 5 ngày trước khi sử dụng. Tùy theo số lượng phân mà sử dụng lượng amoniac cho phù hợp. VD: 20 Kg phân/0.5 kg amoniac.